Ukraine có nên mạo hiểm gây áp lực đối với Nga?

Vũ Duy (Theo Sputniknews) Chủ nhật, ngày 08/05/2016 14:34 PM (GMT+7)
Theo các nhà phân tích tạp chí Stratfor, Ukraine cần gia tăng áp lực lên Nga để Moscow có những nhượng bộ về an ninh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Kiev thực sự có nên sử dụng lá bài này không?
Bình luận 0

Một thỏa thuận ngừng bắn cho miền đông Ukraine có tầm quan trọng lớn đối với Nga khi Liên minh châu Âu (EU) sắp bỏ phiếu về việc có tiếp tục áp các lệnh trừng phạt lên Nga nữa hay không. Tuy nhiên, các nhà phân tích tạp chí Stratfor (Mỹ) lại đề xuất Ukraine cần gia tăng áp lực.

Theo Stratfor, một công ty được cho là sân sau của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Kiev có thể tận dụng tình hình tại miền đông Ukraine như một lợi thế trên bàn đàm phán với Moscow.

Trong báo cáo phân tích mới nhất, Stratfor nhận định: “Một thỏa thuận ngừng bắn cho miền đông Ukraine giữa lực lượng an ninh Ukraine và lực lượng các phần tử ly khai ủng hộ Nga hiện đang tiến hành đàm phán. Thỏa thuận này có thể là cơ hội cuối cùng cho Moscow để chứng tỏ ý định có tuân thủ hiệp định hòa bình Minsk hay không, trước khi EU tiến hành xem xét các lệnh trừng phạt Nga vào tháng 7 tới đây. Tuy nhiên, Kiev vừa muốn chấm dứt giao tranh chính trị và vừa muốn ủng hộ phương Tây chống Nga. Điều này sẽ khiến Ukraine không thể thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn trừ khi Nga tự đưa ra các nhượng bộ về an ninh”.

img

Biểu tình tại miền đông Ukraine. Ảnh: Sputnik

Các nhà phân tích còn lưu ý đến một chi tiết đó là có những dấu hiệu tiến triển tốt trong quá trình đàm phán giữa Ukraine và Nga. Rõ ràng, Moscow đã thuyết phục các thành viên ủng hộ phong trào ly khai tại Donbass hoãn các cuộc bầu cử địa phương diễn ra từ tháng 4 đến tháng 7.

“Việc tiến hành các cuộc bầu cử nói trên mà không có sự chấp thuận của Kiev sẽ đẩy lùi tiến trình đàm phán Minsk, nếu như không nói là làm trật ray các cuộc đàm phán này”, các nhà phân tích Stratfor nhấn mạnh.

Trong khi đó, hiệp định đạt được vào ngày 29.4 giữa Kiev và các tay súng ly khai đã đạt được bằng sự cam kết giảm sự giao tranh trong khu vực xảy ra xung đột.

“Thời điểm của các diễn biến trên hết sức quan trọng bởi chỉ còn vài tháng nữa trước khi EU tiến hành quyết định có nên duy trì các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga hay không, lý do áp lệnh trừng phạt cũng liên quan tới cuộc xung đột tại miền đông Ukraine. Các lệnh trừng phạt sẽ tự động hết hiệu lực vào ngày 31.7, ngoại trừ tất cả 28 quốc gia thành viên tiến hành bỏ phiếu biểu quyết (có thể vào cuối tháng 6 hoặc tháng 7) về việc có tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt trên hay không, theo Stratfor.

Một điều quá rõ ràng là nhiều quốc gia châu Âu đã phải hứng chịu thiệt thòi lớn từ các lệnh trừng phạt nói trên và các nước này đều muốn các lệnh cấm trên được dỡ bỏ. Nhưng điều này lại không mang lại lợi ích cho phía Kiev. Các nhà phân tích tạp chí Stratfor cho rằng Kiev có thể tận dụng tình huống hiện nay để giành lợi thế về phía mình.

img

Người biểu tình trước trụ sở quốc hội ở Kiev, kêu gọi chính phủ từ chức.

Tờ FT cũng trích dẫn báo cáo trên rằng: “Việc khôi phục sự kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ phía đông Ukraine của chính phủ nước này, bao gồm cả khu vực xảy ra xung đột, điều này chỉ nên bắt đầu sau khi các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức và có sự giải quyết ổn thỏa về mặt chính trị mang tính toàn diện (bầu cử địa phương ở một số khu vực tại Donetsk và Lugansk trên khuôn khổ hiến pháp và luật Ukraine) vào cuối năm 2015”.

Mặt khác, việc từ chức của cựu Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũng như sự sụp đổ của liên minh cầm quyền không có gì liên quan đến việc Kiev không có khả năng áp dụng chính sách cứng rắn với Nga. Vấn đề là ở chỗ chính phủ Ukraine đang bị nạn tham nhũng hoành hành.

Cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, ông Steven Pifer trong bài viết cho viện Brookings (bài báo sau đó được đăng tải bằng tiếng Nga trên tạp chí Novoye Vremya của Ukraine) rằng: “Chính phủ kế tiếp đã thực hiện một số biện pháp nghiêm túc nhưng đầy khó khăn về mặt chính trị. Nhưng chừng đó là chưa đủ, cả về của cải lẫn cuộc chiến chống tham nhũng”.

“Điều gì sẽ xảy ra đối với sự hậu thuẫn từ phương Tây nếu Mỹ và châu Âu kết luận rằng tình hình tại Ukraine là không thể sửa chữa?”, cựu đại sứ đặt nói, và theo ông, Kiev cần phải đưa ra cam kết cho hiệp định Minsk.

“Sẽ là không khôn ngoan cho Kiev nếu tin rằng Ukraine không cần làm gì cho đến khi tình hình an ninh được đảm bảo”, vị cựu đại sứ nhấn mạnh và gợi ý quốc hội Ukraine có thể thông qua luật về việc tiến hành bầu cử tại Donbass.

“Nếu Ukraine không làm gì cả, điều này sẽ làm gia tăng rủi ro cho EU, có thể không tìm được sự đồng thuận trong việc tiếp tục áp các lệnh trừng phạt (lên Nga) vào tháng 7 tới đây”, ông cảnh báo và nói thêm rằng nếu tổng thống Mỹ đắc cử tới đây nhận thấy sự bất ổn của Ukraine thì có thể sẽ để mặc châu Âu tự giải quyết.

Do vậy liệu Ukraine có thực sự có lợi nếu nước này gia tăng áp lực với Nga để đưa ra các nhượng bộ? Có vẻ là Kiev cần tránh cuộc chơi này và nên tuân theo các điều khoản của hiệp ước Minsk-2.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem