Vẫn "hành quân" ra biển

Gia Tưởng Thứ hai, ngày 23/06/2014 08:11 AM (GMT+7)
Hơn 10 năm tung hoành trên ngư trường Trung Sa (cách ngư trường Hoàng Sa 200 hải lý về hướng đông), anh Nguyễn Văn Leo (41 tuổi) - chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu QNg 06152 ở Quảng Ngãi làm ăn ổn định, thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng. Nhưng từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, anh quyết định đưa con tàu trị giá hơn 3 tỷ đồng của mình về Hoàng Sa.
Bình luận 0

Anh Leo tâm sự: "Tàu của tôi chuyên đánh lưới chuồn cồ ở khu vực Trung Sa. Vùng biển này tôi thuộc từng con nước, từng gò bãi. Đánh bắt ở vùng biển này không bị tàu nước ngoài xua đuổi, tấn công hay gây sự. Ra Trung Sa tuy đường có xa nhưng yên ổn làm ăn. Song, trên đường ra Trung Sa đều phải đi qua Hoàng Sa, nếu Trung Quốc gây hấn ở Hoàng Sa thì làm gì có đường ra Trung Sa nữa. Từ phiên đi biển tháng 5, tôi quyết định thay đổi ngư trường về Hoàng Sa. Tuy đánh cá ở đây nhiều rủi ro do bị các tàu Trung Quốc tấn công, ngăn cản, cắt lưới, nhưng chúng tôi không sợ. Bởi, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư nước ta luôn bảo vệ và hỗ trợ chúng tôi".

Anh Nguyễn Đức Nghiệp (48 tuổi) - chủ tàu cá QNa 90747 ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, có mặt trên vùng biển Hoàng Sa cùng chúng tôi cho biết: “Trước kia tàu của tôi cũng đánh lưới rút ở ngư trường Trung Sa. Chúng tôi cũng đã nhiều lần gặp gỡ, giao lưu với ngư dân Trung Quốc, Philippines, Đài Loan… Cùng là ngư dân chúng tôi luôn tương trợ nhau lẫn nhau những lúc khó khăn, chứ không bao giờ làm hại nhau”.

Nói về công việc của tàu mình ở Hoàng Sa, anh Nghiệp tâm sự: "Hàng ngày chúng tôi vẫn đánh cá bình thường, đồng thời căng băng rôn phản đối Trung Quốc, yêu cầu họ rút giàn khoan. Cùng với cờ Tổ quốc, chúng tôi còn cắm 3 cờ hòa bình, để nói rõ với họ rằng ngư dân và nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem