Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho biết: Quyết định mới của Bộ Công an là hành lang pháp lý rất quan trọng, vừa tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp, vừa là “cái gậy” đỡ cho người trả lời. Điều đó phù hợp với xu thế dân chủ nói chung và dân chủ trong báo chí nói riêng. Không những thế, quy định này còn góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch – điều mà một xã hội dân chủ không thể thiếu. Tôi cho rằng quyết định này là một bước đột phá của Bộ Công an, dù vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn.
Bộ cho phép chiến sĩ trong lực lượng CAND được phép trả lời báo chí, nhưng không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công tác… Ông đánh giá thế nào về tác động của những ràng buộc đó?- Việc cho phép cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng CAND được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật và của ngành công an, với tư cách cá nhân là thực chất, đó cũng là tôn trọng quyền công dân. Nhưng họ còn phải tuân theo những quy định của ngành, của tổ chức mà họ đang công tác, điều đó cũng là phù hợp.
Tuy nhiên, cần phải có quy định rõ ràng thế nào là lộ bí mật điều tra, bí mật công tác. Theo tôi, báo chí còn có cả chức năng giám sát và phản biện. Phóng viên không được “bật mí” để tiếp cận vụ việc thì biết gì để phản biện? Cốt lõi ở đây là cần phải làm rõ, giới hạn cho phép của người trả lời, cung cấp thông tin và giới hạn mà báo chí được thông tin…, chứ quy định theo kiểu tuyệt đối như vậy thì đúng là báo chí “bó tay”.
Báo chí rất cần những thông tin “nóng”. Nhưng nếu chờ người phát ngôn trả lời thì sự việc mất đi tính thời sự. Vậy quy định như trên có phù hợp?
- Trong điều kiện thông tin phát triển mạnh như hiện nay, đúng là một vụ việc, một sự kiện, khi người phát ngôn trả lời thì thường là sự đã rồi. Và giá trị của thông tin lúc đó đã giảm đi rất nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Lê Chiên (thực hiện) (Lê Chiên (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.