Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chữ đệm “Văn” trong tên con trai được bắt nguồn từ bối cảnh các triều đại phong kiến, người ta coi đàn ông “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” nghĩa là có nghĩa là một người con trai bằng cả mười con gái và chỉ có đàn ông mới được đi học, tham gia thi cử ở trường. “Văn” theo bảng chữ là học trò, đây là người có học. Với mong muốn con trai mình thành đạt, sự nghiệp học hành, thi cử được rộng mở nên bậc cha mẹ thời xưa thường đặt tên con trai kèm theo chữ đệm là “Văn”.
Với quan niệm từ lâu đời, nhiều người Việt vẫn giữ cho tới tận hiện tại, tên của người con trai đều thường được đặt theo “công thức”: Họ + Văn + Tên. Không chỉ thế đây cũng là một cách mà người Việt nhớ về cội nguồn, về ông cha.
Đối với chữ đệm “Thị” trong tên con gái, chữ “Thị” xuất hiện từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, đây là một từ Việt gốc Hán được dùng để chỉ người phụ nữ với nguyên văn câu trong Từ nguyên từ điển là “Phu nhân xưng thị” có nghĩa là đàn bà thì gọi là thị. Bên cạnh đó chữ này cũng là danh xưng mà người phụ nữ dùng để tự xưng mình.
Gốc của từ “Thị” là họ hoặc ngành họ, sau khi kết hôn, người phụ nữ Trung Hoa sẽ lấy tên của chồng theo sau là chữ “Thị” để thành tên cúng cơm của mình. Cái tên này khi du nhập vào nước ta đã thay đổi khi những người phụ nữ trong gia đình phú quý sẽ giữ nguyên họ của bố và kèm theo chữ “Thị” phía sau.
Cho tới thế kỷ 15, người ta áp dụng “công thức” đặt tên con gái như: Họ + Thị + Tên. Trên thực tế không như nhiều người lầm tưởng thì chữ “Thị” vốn chỉ để dùng cho những người con gái đã trưởng thành, lập gia đình.
Hiện nay nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta nên việc đặt tên đệm cho con có chữ “Thị” hay “Văn” đã giảm dần nhưng cách đặt tên này vẫn là một điều vô cùng ý nghĩa lớn nhắc về lịch sử và văn hóa con người Việt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.