Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, hoàng đế là người đứng đầu thiên hạ và khó có thể thay thế. Ngoại trừ trường hợp như vương triều sụp đổ hoặc có kẻ làm phản thì hầu hết chỉ khi hoàng đế băng hà mới có tân đế lên kế vị. Nếu hoàng đế thoái vị khi còn sống thì ngài sẽ trở thành thái thượng hoàng tuy nhiên những trường hợp như thế này trong lịch sử có không nhiều.
Thoái vị thành thái thượng hoàng
Vào thời Đường, trong cuộc biến loạn "An Sử", Đường Huyền Tông Lý Long Cơ thay vì hoàn thành trách nhiệm của một vị vua thì ông lại đưa Dương Quý Phi tháo chạy đến Ba Thục. Kết quả của cuộc tháo chạy này là ông không còn được công nhận là hoàng đế nữa. Sau đó, thái tử Lý Hanh đăng cơ ở Linh Vũ. Lý Long Cơ vì thế mà bị ép trở thành thái thượng hoàng.
Ngoài ra, cũng có trường hợp tự nguyện thoái vị, đó là hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh. Khi đó Càn Long đã ngoài 80 tuổi, ông lựa chọn tự nguyện thoái vị và qua đời sau ba năm làm thái thượng hoàng. Tuy nhiên trong ba năm này Càn Long không thực sự "về hưu" mà vẫn luôn làm những việc như sau.
Kể từ khi Càn Long công bố quyết định trở thành thái thượng hoàng, tất cả quan lại và con dân đều vô cùng kinh ngạc. Trên thực tế, hành động này của Càn Long sâu xa hơn mọi người tưởng tượng. Trước hết, tuy rằng thoái vị, nhưng trong tay ông vẫn nắm giữ quyền lực của Thanh triều. Thứ hai, sức khỏe của Càn Long lúc này đã không còn được như trước. Nếu ông vẫn tiếp tục hao tâm tổn sức vì chuyện triều chính thì rất khó để thọ thêm vài năm nữa. Vì thế, Càn Long lựa chọn thoái vị sau 60 năm làm hoàng đế.
Mặc dù bản thân tuyên bố thoái vị, nhưng trên thực tế, sự "về hưu" của Càn Long rất không triệt để. Ông thoái vị là trên danh nghĩa mà thôi, tân đế Gia Khánh trong tay hoàn toàn không có quyền lực. Gia Khánh là vua nhưng chỉ có thể quản một số việc nhỏ, những việc lớn hơn một chút, ông đều phải đến Ninh Thọ Cung hỏi ý kiến của cha mình.
Thậm chí, khi Càn Long thoái vị, ông đã từng ban hành một chiếu chỉ tuyên bố rằng: "Trẫm tuy đã thoái vị rồi, nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm". Như vậy, có thể hiểu, Càn Long không hề muốn trao thực quyền cho con trai mình.
Càn Long còn tìm cách kiểm soát mọi việc trong triều bằng cách trao quyền cho đại thần Hòa Thân. Ở thời điểm Càn Long thoái vị, địa vị của Hòa Thân trong cung là rất cao. Càn Long muốn sử dụng Hòa Thân như một quân cờ mà mình đã "cài cắm" trong triều đình. Do đó, lời của Hòa Thân là đại diện cho ý chỉ của Thái thượng hoàng. Quyền lực của Hòa Thân đạt đến đỉnh cao, Gia Khánh nếu muốn bãi miễn ông ta thì phải được sự đồng ý của Càn Long.
Thế nhưng không dễ dàng gì Càn Long mới đào tạo được Hòa Thân, làm sao nhà vua có thể đồng ý bãi miễn ông ta được. Do đó, sau này, khi Càn Long chết đi, vua Gia Khánh lập tức "thanh lý" Hòa Thân. Hòa Thân tự sát trong ngục và bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Trái với suy nghĩ của mọi người, Càn Long mặc dù đã thoái vị rồi nhưng vẫn yêu cầu nghi thức đối đãi với mình cần tuân theo như một vị hoàng đế. Ví dụ như Càn Long vẫn tự xưng là "Trẫm", các đại thần khi gặp ông phải hô "Vạn vạn tuế", trong khi đó, hoàng đế thực sự là Gia Khánh chỉ được hô "Vạn tuế".
Các quan chức địa phương khi đến Bắc Kinh để báo cáo công việc họ chỉ đến gặp Càn Long chứ không đến chỗ của vua Gia Khánh. Không chỉ dừng lại ở đó, Gia Khánh còn phải thường xuyên tới Ninh Thọ Cung để bái kiến phụ vương và còn phải bái lạy 3 lần và dập đầu 9 lần.
Vào thời điểm đó, việc lớn nhất mà vua Gia Khánh có thể làm là tham gia các hoạt động nghi lễ khác nhau. Ví dụ như hoàng thất hàng năm đều phải thực hiện nghi lễ tế trời, Càn Long sẽ không tham gia. Dù sao thì việc này cũng tốn nhiều thời gian và công sức, do đó vua Gia Khánh sẽ thực hiện.
Từ đây, có thể hiểu đối với Gia Khánh, ba năm làm hoàng đế này chắc hẳn không được thoải mái như khi còn là thái tử. Suy cho cùng thì quyền lực trong tay Gia Khánh không khác như khi làm thái tử là bao, hơn nữa còn phải chịu những hạn chế nhất định.
Trong sử sách chúng ta có thể phát hiện ra một điểm vô cùng thú vị đó là sau khi Gia Khánh lên ngôi, niên hiệu được đổi thành năm Gia Khánh thứ nhất. Thế nhưng, trong tài liệu lưu trữ của nội vụ phủ Thanh Cung vẫn sử dụng niên hiệu của Càn Long. Như vậy, có thể thấy được địa vị mang tính chất "bù nhìn" của Gia Khánh đế trong hoàng cung. Mãi cho tới khi, Càn Long qua đời thì Gia Khánh đế mới có thể tiếp quản quyền lực và trở thành một hoàng đế không còn là "hữu danh vô thực".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.