Bộ phim "Đến nơi có gió" ăn khách của nữ diễn viên Lưu Diệc Phi mới đây đã giành chiến thắng "Giải thưởng Phim truyền hình Seoul" lần thứ 18, diễn ra vào năm 2023. Bộ phim được nhận giải ở hạng mục "Phim truyện quốc tế hay nhất".
Tuy vậy, quyết định này của ban tổ chức đang gây ra phản ứng dữ dội từ người hâm mộ phim truyền hình trong nước. Bởi tác phẩm "Đến nơi có gió" bị cho là "đạo văn" bộ phim Hàn Quốc "Điệu Cha Cha Cha làng biển".
Vì sao "Đến nơi có gió" bị nghi đạo văn lại được trao giải thưởng?
"Đến nơi có gió" có sự tham gia của các diễn viên Trung Quốc Lưu Diệc Phi và Lý Hiện, kể về một người phụ nữ từng sống ở thành phố, quyết định định cư ở nông thôn và có mối tình lãng mạn với một người đàn ông nông thôn. Chuyện tình lãng mạn của cả hai có nhiều điểm tương đồng với "Điệu Cha Cha Cha làng biển".
Ngay cả trước khi "Đến nơi có gió" được chọn là bộ phim chiến thắng trong "Giải thưởng Phim truyền hình Seoul", tác phẩm này đã bị chỉ trích từ thời điểm lọt vào danh sách ứng cử viên.
Vì sao "Đến nơi có gió" bị nghi đạo văn lại được trao giải thưởng?
Ban tổ chức "Giải thưởng Phim truyền hình Seoul" cho biết, họ không hề biết đến tranh cãi này. Một quan chức của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Hàn Quốc, đơn vị đồng tổ chức chia sẻ với truyền thông: "Chúng tôi được biết tới những nghi ngờ về đạo văn liên quan tới bộ phim "Đến nơi có gió" chỉ sau khi giải thưởng được công bố. Ban tổ chức không thể lật ngược quyết định này vì cần có sự xác minh một cách rõ ràng. Chúng tôi không thể tuỳ tiện đưa ra kết luận, theo chính sách nội bộ, giải thưởng cũng không khuyến khích xung đột giữa các quốc gia, chủng tộc hoặc nhóm sắc tộc".
Tuy nhiên, một quan chức khác của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Hàn Quốc cho biết: "Đạo văn là vấn đề gây ra tranh chấp pháp lý. Chúng tôi cần phải xác định được hai nhà sản xuất hai bộ phim liệu có tranh chấp pháp lý nào, hoặc cáo buộc đạo văn hay không, trước khi đi tới giải quyết".
Đúng là "đạo văn" là chuyện có thể giải quyết được bằng tranh chấp pháp lý. Bởi rất khó để đánh giá tính xác thực chỉ dựa trên sự giống nhau của một số bối cảnh và tình tiết. Vì thế, hầu hết các trường hợp nghi vấn đạo văn đều kết thúc trong sự ngờ vực mà không có kết luận cuối cùng.
Theo tờ Chosun, hiện tại các bộ phim nội dung Trung Quốc sao chép bừa bãi kịch bản phim Hàn Quốc đã trở nên phổ biến. Đài truyền hình BBC của Anh cũng chỉ trích bộ phim truyền hình Trung Quốc "Squid's Victory" đạo văn thành "Squid Games" của Hàn Quốc. Tại Trung Quốc cũng đã có nhiều người lên tiếng chỉ trích việc sao chép nội dung phim ảnh Hàn Quốc.
Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào của Hàn Quốc cũng nghi ngại vấn đề này. Quan chức của một công ty sản xuất lớn của Hàn Quốc cho biết: "Có sự khác biệt đáng kể trong quan điểm của đội ngũ sản xuất về vấn đề đạo văn. Đôi khi, ranh giới giữa sự giống nhau về thể loại và đạo văn không rõ ràng, vì vậy trừ khi đó là tác phẩm được sao chép rõ ràng, chẳng hạn như "The Squid's Victory" thì rất khó để đưa ra kết luận".
"Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường tiềm năng. Đây là một quốc gia có chính sách mạnh trong việc bảo vệ nội dung của chính mình và trong tình thế chưa có công ty Hàn Quốc nào thâm nhập sâu được vào thị trường này, cần phải thận trọng trong việc nêu vấn đề và gây ra tranh chấp do đạo văn", một quan chức của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Hàn Quốc chia sẻ thêm.
Vì nhiều lý do quy mô sản xuất phim truyền hình ngày càng tăng tại Hàn Quốc. Vì thế, sự thành công của bất kỳ tác phẩm nào không còn có thể được đảm bảo chỉ thông qua thị trường nội địa Hàn Quốc.
Chừng nào nhiều công ty sản xuất còn ham muốn sở hữu thị trường khổng lồ mang tên Trung Quốc, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng một cách thờ ơ trước những nghi ngờ đạo văn có nguồn gốc từ Trung Quốc trong tương lai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.