Vì sao Đức, Pháp quyết né cuộc chiến chống Houthi của Mỹ, Anh?

Minh Nhật (theo Inews) Thứ ba, ngày 06/02/2024 14:30 PM (GMT+7)
Khi Mỹ và Anh tiếp tục không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, các nước châu Âu khác bao gồm Đức, Pháp rõ ràng không muốn tham gia các cuộc tấn công.
Bình luận 0
Vì sao Đức, Pháp quyết né cuộc chiến chống Houthi của Mỹ, Anh?- Ảnh 1.

Các chiến binh Houthi giương súng trong cuộc biểu tình gần thủ đô Sana'a để phản đối các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu. Ảnh: Khaled Abdullah/Reuters

Các bộ trưởng Liên minh châu Âu hôm thứ Hai 22/1 đã đồng ý triển khai một sứ mệnh hải quân để tuần tra Biển Đỏ và bảo vệ hoạt động vận chuyển của thương gia trước các cuộc tấn công của Houthi, nhưng Anh là quốc gia châu Âu duy nhất tham gia vào chiến dịch không kích nhắm vào nhóm vũ trang này cùng với Mỹ.

Chuẩn đô đốc Emmanuel Slaars, Tư lệnh hải quân Pháp trong khu vực, cho biết hồi đầu tháng rằng Paris không lĩnh nhiệm vụ tấn công nhóm này, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng dù tàu khu trục Languedoc của Pháp đang tuần tra trên Biển Đỏ, sứ mệnh này cũng “không có sự phụ thuộc” nào vào Mỹ.

Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock mặc dù lên án lực lượng Houthi tấn công “một trong những huyết mạch trung tâm của vận chuyển tự do và thương mại thế giới nhưng cũng xác nhận rằng nước này có khả năng tham gia vào sứ mệnh tuần tra của EU dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 2 năm nay chứ không tham gia chiến dịch không kích Houthi với Mỹ và Anh.

Ian Lesser, Phó chủ tịch Quỹ Marshall Đức của Mỹ bình luận, lý do cho lựa chọn của Đức và Pháp là có những dè dặt ở châu Âu về di sản liên quan đến sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông, đặc biệt là Chiến tranh Iraq năm 2003 .

Nhưng ông lưu ý rằng năng lực quân sự cũng là một lý do. Mỹ và Anh nằm trong số ít quốc gia có đủ nguồn lực và công nghệ để tấn công các mục tiêu phiến quân.

“Phần lớn những gì chúng tôi đang thấy chỉ đơn giản là sự khác biệt về khả năng. Mỹ và ở mức độ thấp hơn là Anh tham gia vào các cuộc tấn công trên bộ nhắm vào Houthi vì họ có thể làm được điều đó. Mỹ có sức mạnh không quân dựa trên tàu sân bay, được thiết lập để tấn công mục tiêu. Sự đóng góp của Vương quốc Anh phần lớn mang tính biểu tượng", Tiến sĩ Lesser cho biết.

“Người Pháp có năng lực hàng hải đáng kể, nhưng phần lớn dành cho khu vực lân cận và hiện tại họ thiếu năng lực tấn công mặt đất", ông Lesser nói thêm.

Tiến sĩ Lesser lưu ý rằng Pháp đã triển khai sức mạnh quân sự ở Châu Phi và khu vực Sahel (Burkina Faso, Cameroon, Chad, Gambia, Guinea Mauritania, Mali, Niger, Nigeria và Senegal) mạnh hơn những gì Mỹ có thể làm. “Hiện tại đơn giản là do (Pháp) thiếu năng lực phù hợp trong khu vực”, vị Tiến sĩ nhấn mạnh.

Nhiệm vụ tuần tra Biển Đỏ của EU, dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 2, sẽ bao gồm triển khai ít nhất ba tàu chiến châu Âu cũng như hệ thống cảnh báo sớm trên không để bảo vệ các tàu chở hàng trong khu vực.

Các ngoại trưởng EU đã đồng ý với kế hoạch này sau cuộc họp ở Brussels, trong đó, sứ mệnh của họ dựa trên hoạt động giám sát hiện do Pháp dẫn đầu nhằm hộ tống tàu hàng hải ở eo biển Hormuz liền kề.

Cái này hoạt động mang tên Nhận thức Hàng hải Châu Âu tại Eo biển Hormuz (EMASoH), với sự hỗ trợ từ Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Na Uy và Bồ Đào Nha. EU cũng sẽ rút ra kinh nghiệm hơn một thập kỷ thông qua sứ mệnh hải quân chống cướp biển Atalanta, hoạt động ở Ấn Độ Dương và bảo vệ tàu thuyền ngoài khơi Somalia.

Châu Âu có mối quan tâm rõ ràng trong việc bảo vệ các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ nối lục địa này với các thị trường trọng điểm ở châu Á và châu Phi. Đây là nút cổ chai vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, nối Biển Ả Rập với Địa Trung Hải qua Kênh đào Suez và Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem