Vì sao hiện tại rất nhiều quốc gia không thể đánh trận?

Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ ba, ngày 18/06/2019 18:31 PM (GMT+7)
Chiến tranh ngày nay là chiến tranh dựa vào vũ khí công nghệ cao, tuy nhiên vũ khí công nghệ càng cao thì chi phí càng đắt đỏ, không thể bắn vô tội vạ. Dưới đây là một vài phân tích về chi phí các loại tên lửa, khiến nhiều nước dù muốn cũng khó lòng tiến hành đánh trận.
Bình luận 0

"Mấy năm trước chính phủ Iran từng làm một việc cực kỳ mất mặt đó là khi tuyên truyền các ảnh chụp thử nghiệm tên lửa đã sử dụng phần mềm photoshop để chỉnh sửa, vốn dĩ chỉ thử nghiệm 3 đến 4 quả tên lửa thì sửa thành 7 đến 8 quả. Sự kiện này ngay lập tức khiến Iran trở thành trò cười của toàn thế giới nhưng nếu muốn nói tỉ mỉ thì Iran cũng có nỗi khổ tâm. Họ muốn một lần phóng nhiều tên lửa nhưng giá cả tên lửa quá đắt đỏ, nếu một lần phóng nhiều tên lửa như vậy thì khả năng của họ không chịu nổi.

img

Mọi người đều biết, một quả tên lửa có giá cực đắt, dù cho tên lửa cũng chia thành nhiều loại với giá cả cao thấp khác nhau. Tên lửa đạn đạo là loại tên lửa có công nghệ phức tạp nhất, để bảo đảm tầm bắn nó đòi hỏi các yêu cầu rất cao về động cơ, nhiên liệu, thiết bị dẫn đường. Nước Mỹ từng mua 100 quả tên lửa liên lục địa với giá 6,6 tỷ USD. Khi Saudi Arabia mua tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 3, giá là 100 triệu USD một quả.

Đây là chưa nói đến tên lửa hạt nhân, nếu như mang đầu đạn hạt nhân thì giá cả lại càng ít nước chịu được.

Tên lửa hành trình là loại tên lửa không đắt như tên lửa đạn đạo nhưng một quả tên lửa Tomahawk cũng có giá đến hơn 1 triệu USD khiến tổng thống tiền nhiệm của nước Mỹ là Obama phải thốt lên rằng: để đánh một mục tiêu trị giá 200.000 USD, quân Mỹ thường dùng tên lửa trị giá 1 triệu USD. Dù vậy Obama vẫn trực tiếp mua 243 quả tên lửa Tomahawk với tổng trị giá 3,175 tỷ USD. Tên lửa hành trình của các nước khác tuy không có giá trên trời như của Mỹ nhưng giá xuất khẩu cũng không thấp hơn 500.000 USD.

img

Tên lửa cỡ nhỏ tuy thể tích nhỏ nhưng giá cả cũng không rẻ. Mỹ từng bán cho Anh 200 quả tên lửa không đối không tầm trung với giá 650 triệu USD. Giao dịch này có thể nói là một vụ chặt chém với nước Anh. Tất nhiên ngoài ra cũng có những loại tên lửa nhỏ hơn nữa có giá rẻ hơn, như tên lửa cá nhân QN202 của Trung Quốc giá 3000 nhân dân tệ.

Phân loại tên lửa, ngoài tiêu chí to nhỏ, phương thức dẫn đường khác nhau cũng ảnh hưởng đến giá cả. Thông thường phương thức dẫn đường bằng radar đắt hơn dẫn đường hồng ngoại, radar dẫn đường chủ động đắt hơn radar dẫn đường bán chủ động. Phương thức dẫn đường phức hợp đắt hơn phương thức dẫn đường đơn nhất, dẫn đường kết hợp GPS và địa hình là đắt nhất còn dẫn đường bằng laser và dẫn đường quán tính là rẻ nhất. Tuy nhiên còn phải xem xét cả tầm bắn, tầm bắn càng xa thì giá càng đắt. Nhưng riêng tên lửa liên lục địa thì dù có bỏ ra rất nhiều tiền cũng khó mua được.

Đơn giá tên lửa đầu tiên cần xem quy mô chiến tranh và các nước khác nhau. Trong chiến tranh chống khủng bố hiện nay và chiến tranh cục bộ, đơn giá tên lửa rất đắt, nếu nâng cấp lên đại chiến thế giới, đất nước chuyển sang chính sách thời chiến, tất cả lấy công nghiệp quân sự làm chủ yếu thì đơn giá tên lửa có thể rẻ đi".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem