Vì sao không miễn nhiệm chức vụ cũ của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng?

Ngọc Lương Thứ ba, ngày 12/04/2016 11:55 AM (GMT+7)
Sáng 12.4, sau khi kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII bế mạc, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo.
Bình luận 0

img

Ông Nguyễn Hạnh Phúc (giữa).

Tại buổi họp báo, báo chí đặt câu hỏi tại sao Quốc hội không miễn nhiệm chức vụ  cũ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Xuân Phúc trước khi để bầu hai người vào chức danh mới.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội lý giải: Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiên khi Quốc hội đã bầu bà là Chủ tịch Quốc hội rồi thì không cần miễn nhiệm chức vụ cũ nữa. Vì không thể có chuyện Chủ tịch kiêm phó Chủ tịch nữa.

Trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vậy, khi đã được Quốc hội bầu là Thủ tướng thì không thể kiêm Phó Thủ tướng được. Còn đối với người có chức danh nhưng họ nghỉ hoặc chuyển sang công tác khác thì Quốc hội phải miễn nhiệm để bầu người khác thay thế. Ví dụ trường hợp miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội đối với ông Huỳnh Ngọc Sơn để bầu ông Đỗ Bá Tỵ.

Báo chí cũng đặt vấn đề với ông Nguyễn Hạnh Phúc, khi các vị lãnh đạo vừa được Quốc hội bầu tiến hành tuyên thệ, nghi lễ diễn ra trang trọng nhưng nhiều ĐBQH phía dưới giơ iPad, Iphone lên chụp trông phản cảm, không được trang trọng.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích: “Có phóng viên nói tại sao ĐBQH không đứng lên trong nghi lễ tuyên thệ. Ở quốc tế thì có nơi đứng, có nơi ngồi, không có quy định nào bắt buộc. Trong lễ tuyên thệ vừa qua là lần đầu tiên, ĐBQH cũng rất muốn có một có bức hình ghi lại dấu ấn kỷ niệm tại Quốc hội, việc đó không ảnh hưởng gì nhiều".

Ông Phúc cho biết cũng cần nghiên cứu làm sao cho nghi lễ tuyên thệ diễn ra trang nghiêm hơn, nếu có sửa đổi phải vào kỳ Quốc hội sau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem