Vì sao không “vỡ đê có kế hoạch”, ngoại thành Hà Nội lại lụt nặng hơn năm 2017?

Triệu Quang Thứ ba, ngày 31/07/2018 00:25 AM (GMT+7)
Dù không bị “vỡ đê có kế hoạch” như năm 2017, nhưng năm nay, nhiều vùng ngoại thành Hà Nội như Chương Mỹ, Quốc Oai vẫn bị ngập lụt nặng nề.
Bình luận 0

img

Toàn cảnh khu vực huyện Chương Mỹ bị nước lũ bủa vây nhìn từ flycam. Ảnh Hoàng Tuấn.

Khoảng đầu tháng 10/2017, một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã bị vỡ khiến nước tràn vào vùng dân cư. Hàng ngàn hộ dân đã phải di dời trong đêm để đảm bảo an toàn.

Theo ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, đây là “vỡ đê có kế hoạch”. Việc vỡ này hay còn gọi tràn để vỡ chân đê là có chủ động và vào vùng chứa lũ chứ không phải vùng được bảo vệ tuyệt đối.

Mùa mưa bão năm 2018 vừa đến, người dân ở ngoại thành lại một lần nữa phải sống trong cảnh nước ngập tận mái nhà, quần áo không kịp khô, rác thải bủa vây, gia đình phải di tản… Nhưng khác với năm 2017, năm nay, Hà Nội không bị vỡ đê.

img

Ngoại thành Hà Nội vẫn ngập sâu trong nước, người dân phải di tản. Ảnh Hồng Phú.

Khoảng một tuần trở lại đây, dù Hà Nội đã không còn mưa lớn liên tục nhưng tỉnh lộ 421B chạy qua địa bàn huyện Quốc Oai hay nhiều xã ở huyện Chương Mỹ vẫn nhiều nơi ngập sâu hơn 1 mét. Sống ở gần trung tâm thủ đô nhưng cuộc sống của người dân nơi đây khổ không kém người dân nơi “rốn lũ” miền Trung hay Tây Bắc.

Theo phản ánh của một số người dân, nước không những không rút mà thậm chí 3 ngày nay còn có dấu hiệu dâng cao khiến cuộc sống của người dân khó khăn chồng chất khó khăn.

Chiều 30/7, trao đổi với PV, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, nguyên nhân của việc nước ven sông Bùi dâng cao gây ngập cho các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai là do nước mưa ở mạn Lương Sơn (Hòa Bình) chảy về.

“Việc nước lũ dâng cao ở Hà Nội không liên quan gì đến việc xả lũ của hồ Hòa Bình”, ông Mỹ khẳng định.

img

 Dù không còn mưa lớn nhưng nước lũ vẫn dâng cao. Ảnh Hoàng Tuấn.

Theo ông Mỹ, do mưa lớn những ngày qua khiến nước ở mạn Tây Bắc đổ dồn về phía sông Bùi. Nước Sông Bùi chảy về sông Đáy rồi chảy ra cuối sông Hồng tuy nhiên, do các sông phía dưới như sông Hoàng Long nước tiêu chậm nên ảnh hưởng đến việc tiêu nước của vùng ngoại thành Hà Nội.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng cho biết, sở dĩ, 2 năm nay Hà Nội liên tiếp bị ngập lụt là do thời tiết có mưa lớn bất thường. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về lớn khiến tình trạng ngập lụt nặng xảy ra.

Trao đổi thêm PV, ông Đặng Trần Công – Chánh Văn phòng thủy điện Hòa Bình cho hay, đến chiều 30/7, hồ Hòa Bình đã đóng tất cả các cửa xả đáy, không xả lũ về hạ du nữa.

Về thông tin hồ Hòa Bình xả lũ gây ngập ở Hà Nội, ông Công phân trần: “Việc ngập ở Hà Nội không chỉ liên quan đến thủy điện Hòa Bình mà còn phải xem nước sông Lô, sông Thao đổ về như thế nào”.

Thủy điện Bản Vẽ xả lũ sẽ ảnh hưởng lớn tới 6 huyện

Sáng 30.7, thủy điện Bản Vẽ (ở Nghệ An) - thủy điện lớn nhất Bắc Miền Trung chính thức xả lũ khiến 6 huyện của tỉnh...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem