Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc về nhà Thanh, có thể thấy đa phần các đại thần và vương công quý tộc đều đội trên đầu 1 chiếc mũ màu đỏ được trang trí cầu kì. Chiếc mũ thường được điểm xuyết bởi những hạt trân châu, đá quý đẹp đẽ. Trên đỉnh mũ còn có 1 dải lông rực rỡ màu sắc cắm vào. Nhiều người coi đây là thứ giá trị nhất: Hoa Linh.
Hoa Linh thực chất là lông đuôi của chim khổng tước, gồm 3 loại: Hoa Linh đơn nhãn, song nhãn và tam nhãn. "Nhãn" ở đây chính là những họa tiết hình tròn giống như những đôi mắt được trang trí dọc theo Hoa Linh. Những họa tiết này càng xuất hiện nhiều trên Hoa Linh của những chiếc mũ quan thì càng chứng tỏ địa vị của người đội nó.
Trong các bộ phim, hoàng đế khi nổi giận với vị đại thần nào đó sẽ ra lệnh tước đi dải Hoa Linh trên mũ quan. Ngược lại, khi ban thưởng cho thần tử, các hoàng đế Đại Thanh sẽ ra lệnh thưởng cho Hoa Linh song nhãn, tam nhãn. Theo quy định của nhà Thanh, Hoa Linh tam bậc là món đồ phân bậc cấp rõ ràng giữa những đại thần, quan lại. Không phải ai cũng có vinh hạnh được ban thưởng Hoa Linh, đặc biệt là Hoa Linh tam nhãn.
Theo những ghi chép trong cuốn "Thanh sử cảo" (cuốn sách viết về lịch sử nhà Thanh, Trung Quốc), chỉ có những đối tượng sau đây mới có tư cách đội những chiếc mũ có đính Hoa Linh tam nhãn: Đầu tiên là những thành viên hoàng tộc có thành tích tiêu biểu, tiếp đó là những người có cống hiến, công lao cực lớn đối với Đại Thanh.
Chính vì vậy, việc được hoàng đế ban thưởng Hoa Linh là 1 vinh dự cực kì lớn đối với quan lại nhà Thanh, và không phải ai cũng có thể sở hữu nó. Ngay đến cả nhân vật nắm quyền "dưới một người trên vạn người" như Hòa Thân dưới triều của Càn Long cũng không có được vinh dự này. Thực tế trong lịch sử hơn 200 năm của Thanh triều, chỉ có duy nhất 7 người thuộc các triều đại của Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Quang Tự được ban thưởng Hoa Linh tam nhãn.
Sau này, vào thời cuối của nhà Thanh, khi triều đình vương triều này đã dần trở nên mục nát thì chế độ mua quan bán tước đã ra đời. Hoa Linh cũng trở thành 1 trong những vật phẩm được mua bán nhiều nhất vào thời điểm đó. Giá bán của mỗi chiếc hoa linh là mười nghìn lượng bạc. Thậm chí, "vật báu" từng là niềm tự hào của biết bao đại thần, quan lại nhà Thanh 1 thời này còn bị đem ra mặc cả, trả giá như 1 món đồ trên chợ.
Người nào đủ tiền là có thể mua về cho bản thân niềm khao khát khó lòng thực hiện được của những thế hệ trước đó. Chính vì vậy, Hoa Linh đã hoàn toàn mất đi niềm kiêu hãnh trân quý mà nó từng có được trong quá khứ. Theo sự lụi bại của nhà Thanh, "báu vật" này cũng đã dần biến thành 1 món đồ mua bán tầm thường trên chốn quan trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.