Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?

Diệu Linh Thứ bảy, ngày 05/03/2022 15:13 PM (GMT+7)
Không ít người thắc mắc "Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?", nhiều người nhận mình "bất tử" với Covid-19 vì nhiều lần "tiếp xúc sát sàn sạt" với F0 mà test thế nào cũng chỉ ra 1 vạch.
Bình luận 0

Chị Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cũng là một trong những người thắc mắc "Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?".

Chị cho biết, trong vòng 1 tháng gần đây, hầu như tuần nào cũng có vài 3 người bạn, đồng nghiệp thông báo rằng họ đã là F0 và chị trở thành F1. Tuy nhiên, lần nào chị cũng "bất tử" khi xét nghiệm đều âm tính.

Tuần vừa qua, chồng chị, con chị đều không thoát khỏi "kiếp F0" nhưng chị là người "cùng giường, cùng ngủ, cùng ăn, cùng vui chơi sinh hoạt" vẫn là "người âm". Hiện chị đang phải còng lưng chăm sóc cả nhà 4 người. Chị bỗng dưng trở thành người lẻ loi bị "người thân, bạn bè xa lánh".

Chị lo lắng liệu có nên tin vào các que test nhanh mà chị đã thử?

Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19? - Ảnh 1.

Nhiều người dân thắc mắc: "Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?" (Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh HCDC)

Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?

Trả lời thắc mắc "Vì sao một số người ăn, ngủ cùng F0 vẫn không mắc Covid-19?", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, với các test nhanh được cấp phép ở Việt Nam thì độ nhậy phải trên 90%. Nên nếu lấy mẫu đúng thì chúng ta có thể tin đến 90% với kết quả test nhanh đó.

Bác sĩ Cấp lý giải, ở Việt Nam có hơn 90% người dân đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ 2-3 mũi. Những người đã tiêm đủ các mũi vaccine thì cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ bệnh nặng nếu chẳng may mắc Covid-19.

Do đó, với những người "cùng ăn, ngủ với F0 mà vẫn không mắc Covid-19" có thể do việc tiêm vaccine Covid-19 đã khiến họ "miễn nhiễm" với Covid-19.

"Vì vậy không phải lúc nào người tiếp xúc với F0 sẽ bắt buộc trở thành F0", bác sĩ Cấp khẳng định.

Ngoài một số ít người "miễn dịch" với Covid-19 thì lại có một số người "trúng số độc đắc" đến 2 lần khi vừa khỏi Covid-19 được 1-2 tháng lại xét nghiệm thấy mình "dương tính".

Về điều này, bác sĩ Cấp cho biết: "Có hai vấn đề. Một là miễn dịch của Covid-19 không bền. Nên đối với 1 số người hệ miễn dịch không bền, mắc Covid-19 có kháng thể rồi nhưng kháng thể đó lại nhanh chóng xuống thấp thì họ lại có thể mắc Covid-19. Những người nhiễm lại thì diễn biến bệnh cũng nhẹ.

Ngoài ra, hiện nay đang lưu hành nhiều chủng virus gây bệnh Covid-19 khác nhau. Do đó, nếu trước người dân mắc Covid-19 do chủng Delta thì sau lại có thể mắc Covid-19 do chủng Omicron".   

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem