Vì sao "nhật ký thị tẩm" Hoàng đế Trung Hoa cổ được ghi chép cặn kẽ?

Chủ nhật, ngày 13/09/2020 16:34 PM (GMT+7)
Hậu cung Hoàng đế có nhiều phi tần như thế, nếu không ghi chép cụ thể sẽ rất loạn.
Bình luận 0

Trong lịch sử, việc viết "nhật ký thị tẩm" là một nguyên tắc bắt buộc trong hoàng cung Trung Hoa. Tuy nhiên, điều đặc biệt là những quyển nhật ký này không phải do Hoàng đế tự viết mà sẽ có thái thám đứng cạnh viết giúp Hoàng đế.

Theo "Lễ ký", vào thời nhà Chu, người cai trị thiên hạ gọi là Thiên tử và dưới hậu, Thiên tử lập 6 cung, có 3 phu nhân, 9 tần, 27 thế phụ, 81 ngự thê. Có nhiều phi tần như thế thì nếu không ghi chép cụ thể sẽ rất loạn thông tin.

Vì sao "nhật ký thị tẩm" Hoàng đế Trung Hoa cổ được ghi chép cặn kẽ? - Ảnh 1.

Anh minh họa

Nói thẳng ra, "nhật ký thị tẩm" đảm bảo sự thuần chủng của dòng máu hoàng tộc, có thể kiểm tra được thời gian mang thai của 1 vị phi tần có bình thường hay không và có thật sự mang giống Rồng hay không.

Theo "Thanh Đại Dã Ký", các Hoàng đế triều nhà Thanh sẽ có một thái giám đặc biệt đảm nhận nhiệm vụ ghi chép "nhật ký thị tẩm", đó chính là thái giám ở Kính sự phòng. Mỗi nhóm thái giám ở Kính sự phòng sẽ chịu trách nhiệm một sinh hoạt hằng ngày của Hoàng đế, kể cả việc thị tẩm phi tần.

Lúc ghi chép cần phải chú ý xem đối tượng trước mặt là ai. Nếu đó là Hoàng đế và Hoàng hậu, thái giám không nên hỏi thêm mà chỉ cần ghi lại ngày, tháng, năm thị tẩm và đặc biệt là thời gian thị tẩm cũng phải ghi chú chi tiết.

Tuy nhiên, nếu đêm hôm đó, Hoàng đế triệu kiến một phi tần thị tẩm thì sẽ là một trường hợp khác. Khi Hoàng đế sủng hạnh phi tần, đại thái giám và tiểu thái giám đều sẽ đứng hầu ngay bên ngoài. Nếu quá thời gian quy định của một đêm ân ái với Hoàng đế, các thái giám đứng bên ngoài sẽ hô lớn nhắc nhở. Trong nhiều trường hợp, thái giám phải nhắc nhở đi nhắc nhở lại nhiều lần.

Dựa theo các ghi chép lịch sử, sau khi Hoàng đế sủng hạnh phi tử, thái giám sẽ đến hỏi Hoàng đế có muốn giữ lại hay không, có nghĩa là có giữ lại giống Rồng hay không, có cho phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.

Nếu Hoàng đế nói "Giữ" thì thái giám sẽ lập tức ghi chép cụ thể vào "nhật ký thị tẩm", vào giờ nào, ngày tháng năm nào Hoàng đế sủng hạnh phi tần nào,... Nếu câu trả lời là "Không giữ", thái giám sẽ tiếp tục thực hiện một nhiệm vụ khá nhẫn tâm để khiến phi tần đó không thể mang thai.

Đây chỉ là trình tự ghi chép trong cung. Nếu Hoàng đế đưa phi tần ra ngoài tuần du hoặc trong nhiều dịp khác, thì thời gian thị tẩm một phi tần sẽ tự do hơn, tuy nhiên thái giám cũng nhất định ghi chép tất cả lại trong "nhật ký thị tẩm".

PV (Gia Đình & Xã Hội)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem