Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng đọc, nghe hoặc xem qua hình ảnh các tù nhân thời xưa khi bị xử tội và kết án ngoài ký tên sẽ phải ấn tay hay trong giấy tờ cho thuê mướn hoặc vay nợ, bên vay mướn luôn phải điểm chỉ làm tin. Thế nhưng, điều làm dân tình tò mò đó là thời cổ đại không hề có máy móc, kỹ thuật kiểm tra hiện đại, làm sao con người lại tự tin lấy dấu vân tay làm tin trong các văn bản quan trọng.
Trên thực tế, vân tay từ thời nhà Tây Chu đã được phát hiện là dấu hiệu đặc biệt của con người với xác suất trùng rất nhỏ, chỉ khoảng 1/15 tỷ. Chính vì vậy mà vân tay khi đó chẳng khác nào "chứng minh thư" ngày nay. Theo như lịch sử thì thì vân tay được sử dụng sớm nhất là vào khoảng 2.200 năm tước tại Trung Quốc, trong các vụ án hình sự. Hồi cuối năm 1975, một nhóm khảo cổ đã tìm thấy văn thư pháp lý, văn thư quản lý ngục tù và cách thư điều tra hình sự trong 12 ngôi mộ từ cuối thời Chiến Quốc đến thời nhà Tần ở huyện Vân Mộng, tỉnh Hồ Bắc.
Người xưa chia vân tay làm hai loại là dạng xoắn và dạng đường cong. Đến thời nhà Tống, triều đình chính thức đưa chúng thành vật chứng để tố tụng hình sự. Điều này đã được ghi rõ trong quyển "Tống Sử: Nguyên Giáng Truyện". Hay vào thời nhà Nguyên, quyển "Mục Am Tập" của tác giả Diêu Toại cũng đã ghi lại vụ án đặc biệt về việc một phú hào giả mạo dấu vân tay để bán 17 người trong một gia đình nông dân làm nô lệ. Sau nhiều năm, vị quan Phan Trạch đã chứng minh được các dấu tay trên giấy tờ giả không khớp với người bị bán đi, giải cứu gia đình nông dân nọ khỏi kiếp nô lệ.
Tất nhiên, việc xác nhận dấu vân tay thời cổ đại sẽ còn một số bất cập như là tội phạm trốn tội bằng cách cắt ngón tay. Dù vậy, nó vẫn được chú trọng khi điều tra vụ án và bảo mật thông tin trong thời cổ đại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.