Vì sao súng ngắn ổ xoay Nagant của Bỉ có sức lôi cuốn mạnh đối với Đế chế Nga?
Vì sao súng ngắn ổ xoay Nagant của Bỉ có sức lôi cuốn mạnh đối với Đế chế Nga?
Thứ năm, ngày 25/11/2021 14:33 PM (GMT+7)
Chính quyền Đế chế Nga lựa chọn khẩu súng ngắn ổ xoay Nagant này làm vũ khí tiêu chuẩn của quân đội Sa hoàng vì nhiều nguyên nhân, như nó có thể bắn gục một con ngựa từ cự ly 50m...
Khi Cách mạng tháng Mười Nga mới nổ ra, có gần một triệu khẩu súng “côn xoay” Nagant trong tay binh sĩ và sĩ quan Nga. Vũ khí này theo nghĩa bóng đã trở thành biểu tượng của thời kỳ đó và trở thành yếu tố tích hợp trong mọi bộ phim miêu tả các sự kiện giai đoạn đó.
Bằng cách nào mà một khẩu súng ngắn của Bỉ lại trở thành vũ khí sản xuất hàng loạt dành cho quân đội Nga hoàng?
Nhu cầu về vũ khí quân dụng mới
Igor Korotchenko – Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng của Nga, cho hay: “Kỷ nguyên đó, những vũ khí hoạt động tốt nhất và có độ tin cậy nhất chính là súng ngắn ổ xoay. Điều này dẫn tới việc chúng được lựa chọn làm vũ khí đút trong bao giắt bên hông của cả binh lính và sĩ quan”.
Những đòi hỏi về một khẩu súng ngắn ổ xoay mới cho quân đội Nga vào cuối thế kỷ 19 rất là khắt khe. Khẩu súng mới cần có khả năng xuyên phá cao, đồng thời phải chính xác.
Chuyên gia Korotchenko cho biết, Nga khi đó cần một khẩu súng ngắn nhẹ, đơn giản, tin cậy và dễ sản xuất đại trà. Ngoài ra, nó còn cần bắn hạ được một chú ngựa ở cự ly tới 50m.
Bên cạnh đó, còn có một đòi hỏi cụ thể nghe hơi lạ tai – súng không được có cơ chế bắn bán tự động (tức là không thể lên đạn tự động sau mỗi lần bóp cò). Nguyên nhân của yêu cầu này, theo Korotchenko, là nhằm tiết kiệm đạn, tránh tình trạng hết đạn chỉ trong vòng 5 phút, do lúc đó có khó khăn lớn trong việc cung cấp đạn dược và vũ khí ra mặt trận.
Korotchenko cho biết, các tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Sa hoàng lúc đó rất sợ tình trạng tiêu thụ lượng lớn đạn. Nói một cách đơn giản, bộ chỉ huy quân đội Nga muốn có một khẩu súng ngắn mà binh sĩ sẽ phải lên nòng mỗi khi bắn. Khi phải lên đạn cho mỗi phát bắn, người lính sẽ phải thận trọng hơn, phải bắn chính xác hơn, và do đó tiết kiệm được đạn dược.
Lựa chọn khẩu Nagant
Theo Korotchenko, không có bất cứ nỗ lực phát triển súng nòng ngắn nào tại Nga vào cuối thế kỷ 19. Do vậy, Bộ tư lệnh quân đội Nga phải tìm vũ khí này từ nước ngoài. Có hai ứng cử viên cho vị trí súng ngắn chủ lực của Nga trong các thế kỷ tiếp theo, đó là hai khẩu súng đều của người Bỉ, thuộc Leon Nagant và Henry Pieper.
Cuối cùng súng của Nagant giành chiến thắng do vài lý do sau.
Thứ nhất, Nagant đã được Bộ Chiến tranh Nga biết rõ.
Thứ hai, súng của Nagant không bắn nhanh như của Pieper, đồng thời có độ tin cậy cao hơn đối thủ.
Thứ ba, súng Nagant có thiết kế tương đối đơn giản và tin cậy. Nó có thể dễ dàng đưa vào sản xuất tại các nhà máy của Đế chế Nga. Đây cũng là một nhân tố quan trọng.
Quân đội Nga lựa chọn 2 phiên bản súng Nagant – một dành cho sĩ quan và một dành cho binh lính. Phiên bản thứ nhất có tính năng bán tự động (tức được lên đạn tự động sau mỗi lần siết cò), còn phiên bản thứ hai thì phải lên đạn thủ công trước mỗi lần bắn.
Súng này có nhiều ưu điểm và tương đối tốt vào thời của nhà thiết kế Nagant. Súng dễ dàng lôi ra bắn. Trong trường hợp đạn hóc, người lính có thể xoay ổ đạn và bắn phát tiếp theo.
Nhưng ưu điểm lớn của súng ngắn Nagant nằm ở độ chính xác, cảm giác cầm nắm thoải mái, và độ tin cậy ngay cả khi bị rơi xuống bùn hoặc cát.
Súng còn rất tiện, cơ động khi đánh tay bo và đối phương có thể xuất hiện ở bất cứ phía nào.
Bất tiện chủ yếu của súng này là tốc độ nạp đạn chậm khi phải lên đạn thủ công rồi mới bắn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.