Vì sao tên lửa Trung Quốc bán không có người mua?

Đại Dương (theo Sohu) Thứ năm, ngày 02/04/2020 19:31 PM (GMT+7)
Tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) là một vũ khí nổi tiếng của Trung Quốc. Đây là một trong những loại tên lửa phòng không được sử dụng phổ biến nhất ở Trung Quốc và cũng đã được xuất khẩu đến Pakistan.
Bình luận 0

Ngày trước HQ-9 chỉ có tầm bắn 150 km nhưng sau quá trình cải tiến thành HQ-9A thì tầm bắn đã đạt đến 200 km. HQ-9A có thể nói so với HQ-9 trước đó đã cao hơn một tầng, đáng lẽ phải thu hút nhiều người mua hơn mới phải. Thế nhưng không như mong đợi, đến nay chỉ có một người mua duy nhất là Qatar.

img

Tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9).

Điều này khiến rất nhiều người không hiểu. Vì sao tên lửa phòng không Trung Quốc liên tục đổi mới nhưng đến nay lại vẫn có rất ít người sẵn sàng mua? Trước vấn đề này, chúng ta hãy nhìn hệ thống phòng không Patriot của Mỹ với hơn 20 nước trên thế giới đã mua, có thể thấy mức tiêu thụ rất lớn. Tiếp đó là hệ thống S-300 của Nga đã có 15 nước trên thế giới nhập khẩu.

Trong khi đó HQ-9A của Trung Quốc đến nay chỉ có một khách mua duy nhất là Qatar. Sự so sánh này quả thật khiến cho người ta khó có thể chấp nhận. Cộng cả các khách hàng mua HQ-9 trước đó là Pakistan và Ả Rập Saudi, tất cả cũng chỉ có 3 khách hàng.

Vì sao tên lửa phòng không Trung Quốc lại không có mấy nước mua? Đối với việc này, chuyên gia quân sự Nga Kashin khi trả lời phỏng vấn đã phân tích rằng: Trước hết chúng ta cũng không cần lo hệ thống phòng không Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ Su-400. Bởi vì hiện nay đại đa số các nước trên thế giới vẫn sử dụng tên lửa kiểu Nga. Nếu muốn thay thế thì cần phải chi ra nhiều tiền nhưng mà e rằng trên thế giới không có ai sẵn sàng bỏ gần tìm xa. Cho nên họ thà bỏ nhiều tiền hơn một chút để tiếp tục mua vũ khí Nga.

Bên cạnh đó tên lửa của Mỹ sở dĩ tiêu thụ nhiều như vậy, có lẽ cũng nằm ở cùng nguyên nhân như lời chuyên gia Kashin của Nga. Thứ hai là việc thay thế một hệ thống mới, ngoài việc cần bỏ nhiều tiền hơn ra, lại còn cần mất nhiều thời gian hơn để mò mẫm làm quen với nó. Việc này đối với quốc phòng của một quốc gia mà nói là cực kỳ bất lợi. Cho nên Kashin cho rằng Trung Quốc muốn đột phá qua nút thắt này để bán tên lửa phòng không thì vẫn cần phải mất nhiều công sức trên lĩnh vực cải tiến tính năng mới đủ sức hấp dẫn và khiến người mua dù phải bỏ nhiều tiền cũng sẵn sàng mua.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem