Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và người đại diện của Qatar.
Chỉ hai ngày sau khi Ả Rập Saudi, Ai Cập, UAE và Bahrain cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì lí do “tài trợ khủng bố”, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua quyết định điều quân tới căn cứ quân sự nước này đóng ở Qatar. Các nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ trả lời hãng tin Al Jazeera, đây là động thái rõ nhất “thể hiện sự ủng hộ Doha của Ankara”.
“Điều này cho thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra mối quan hệ quốc phòng với Qatar là không thể thay thế trong các trụ cột chiến lược của Ankara tại khu vực”, Can Kasapoglu, một chuyên gia phân tích quốc phòng từ Thổ Nhĩ Kỳ, nói. “Thổ Nhĩ Kỳ cũng không dễ dàng lung lạc tầm nhìn dài hạn dù khu vực biến động”.
“Thổ Nhĩ Kỳ đặt căn cứ quân sự và binh lính ở Qatar một thời gian dài”, Kadir Ustun, giám đốc điều hành quỹ SETA tại Washington (Mỹ), nói. “Gia tăng sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ là nỗ lực khẳng định cam kết của Ankara với chính quyền Doha”.
Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar thông qua thỏa thuận đồn trú từ năm 2014. Căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar có sức chứa 5.000 lính và hiện đang có 200 quân thường trực. Thỏa thuận đạt được trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép điều quân tới Qatar và chấp thuận hợp tác quân sự giữa hai nước.
Địa điểm thực thi quyền lực
\
Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có mối thâm tình lâu năm.
“Căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar là một địa điểm thực thi quyền lực quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ”, chuyên gia Kasapoglu nói. “Thổ Nhĩ Kỳ xem Qatar là đồng minh chiến lược trong vùng Vịnh và sử dụng căn cứ này để chứng minh tầm nhìn dài hạn”. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng không nên xem hành động điều quân của Thổ Nhĩ Kỳ là sự phản kháng nhằm vào các quốc gia vùng Vịnh.
“Căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại ở Qatar là một biểu tượng hợp tác và không có gì khác”, Atilla Yesilada, chuyên gia phân tích chính trị ở tổ chức Global Source Partners, nói. “Ankara không đồng tình chính sách ngoại giao của Ả Rập Saudi cũng không có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ muốn gây hấn với chính quyền Riyadh”.
Đồng minh lâu năm
Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có lịch sử đứng về phía nhau trong các cuộc xung đột khu vực. Họ đều ủng hộ cách mạng Ai Cập và chỉ trích cuộc nổi dậy khiến Ai Cập rơi vào khủng hoảng chính trị. Hai quốc gia này đều có quan điểm ôn hòa về Iran trong khi chính quyền Riyadh coi Tehran là mối nguy.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên công khai sự ủng hộ đối với đồng minh Qatar, bằng cách đưa quân đội và hỗ trợ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.