Tây Du Ký chính là ký ức thanh xuân của cả một thế hệ cộng đồng, vì có bộ phim kinh điển đó mà thời thơ ấu của chúng ta được tô điểm thêm nhiều sắc màu hơn.
Có lẽ khi xem Tây Du Ký, rất nhiều người đều có chung quan điểm Đường Tăng là một người bất tài, đi đến đâu là bị yêu quái lừa bắt đến đấy. Tại sao Ngộ Không tài giỏi như vậy lại phải chịu hộ tống cho Đường Tăng?
Sự thực là nếu không phải Đường Tăng là người lãnh đạo thì sự nghiệp thỉnh kinh khó mà hoàn thành, bởi Đường Tăng có những tố chất cần thiết để làm được việc lớn.
Đường Tăng có những tố chất cần thiết để làm được việc lớn.
Lòng tin
Đường Tăng cho dù mất đi tính mạng cũng không hề đánh mất lòng tin cao cả của bản thân. Ngược lại, Tôn Ngộ Không tuy rất có năng lực nhưng lại thường không giữ vững lòng tin của mình, nhiều lần bỏ cờ bỏ trống. Những người không có lòng tin sẽ không thể mang đến cho người khác sự tin tưởng, không thể tạo động lực cho người khác vượt qua khó khăn trong công việc.
Người lãnh đạo mà nhút nhát, dễ bỏ cuộc thì tổ đội chắc chắn sẽ tan rã. Lòng tin không đủ cao thượng, tu lợi ích kỷ đều sẽ khiến người khác bỏ bạn mà đi.
Không có nhiều khả năng mạnh mẽ
Nếu Đường Tăng thần thông quảng đại, Tôn Ngộ Không chắc chắn sẽ không tình nguyện đi theo. Nhờ Đường Tăng bao dung chỉ điểm mà Ngộ Không trên đường đi lấy kinh mới thể hiện được những tố chất của mình.
Khi bắt đầu lập nghiệp, để tồn tại thì việc cần một ông chủ rất có năng lực là một điều bắt buộc. Một khi vấn đề sống còn được giải quyết, các nhà lãnh đạo nên xem xét cách xây dựng một nền tảng cho nhân viên, sử dụng giá trị của chính họ.
Đồng thời các nhà lãnh đạo nên tìm những nhân viên có thể khắc phục được những thiếu sót của mình, thay vì phải tự ôm việc tự làm, bởi một người dù tài năng nhưng cũng không thể am hiểu cả thế giới.
Nếu các nhà lãnh đạo tự mình ôm đồm đối phó mọi việc, họ sẽ bị kiệt sức, nhân viên cũng vì vậy mà không có cơ hội thể hiện tài năng, doanh nghiệp sẽ bị vướng vào nút thắt không thể phát triển.
Tôn Ngộ Không thiếu đi những tố chất để trở thành người lãnh đạo.
Nhân đức
Trái tim nhân đức của Đường Tăng còn đau xót cho chính tính mạng của yêu quái, thế nên tất nhiên không thể có những toan tính xấu cho các đồ đệ của mình.
Đường Tăng mặc dù sử dụng các đồ đệ để bảo vệ mình nhưng tuyệt đội không có ác ý bóc lột bọn họ, mà dẫn dắt bọn họ đồng tâm hiệp lực, cùng nhau trưởng thành để chạm tới thành công.
Nếu một nhà lãnh đạo biết cách khai thác nhân viên của mình nhưng không thể mang lại bất kỳ lợi ích nào cho họ, thì chắc chắn không thể giữ được nhân tài bên cạnh.
Quan hệ
Đường Tăng kiếp trước là nhị đồ đệ của Như Lai Phật Tổ, kiếp này lại là huynh đệ kết nghĩa với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, đều là những nhân vật đứng đầu của Nhân-Phật hai Giới. Người có mối quan hệ lớn như vậy làm ông chủ, mọi việc tất sẽ thuận lợi.
Ngoài ra, Đường Tăng khi gặp bất kỳ thần tiên lớn nhỏ nào đều cúi đầu hành lễ, không tạo ác cảm cho bất kỳ ai. Tôn Ngộ Không hoàn toàn ngược lại, không hề có bất kỳ một mối quan hệ nào, nhiều thần tiên chủ động tránh nè, ngay đến mối quan hệ với các sư huynh đệ trong đoàn thỉnh kinh cũng không tốt, thậm chí nhiều lần còn bị sư phụ đuổi đi.
Xã hội được tạo thành từ con người. Nếu không có con người trên trái đất này, tất cả sự giàu có và mọi vật chất đều không còn ý nghĩa. Con người là tài nguyên thiết yếu nhất trên thế giới và là người tạo ra tất cả của cải vật chất.
Nếu một ông chủ biết cách tạo ra các nguồn lực cá nhân từ đối ngoại và tài năng chất lượng cao từ đối nội, ông ta chắc chắn sẽ là một ông chủ thành công.
Tôn Ngộ Không tuy là người anh hùng can đảm chính nghĩa trong lòng tất cả mọi người, nhưng Hầu Vương không thể một mình làm được việc lớn. Đường Tăng tuy không thần thông quảng đại nhưng mới là một nhà lãnh đạo thực sự.
Hoa Anh Thịnh (Đời Sống & Pháp Luật)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.