Vì sao trong suốt 300 năm, nhà Thanh chỉ có duy nhất 1 Thái tử?

Chủ nhật, ngày 08/08/2021 08:30 AM (GMT+7)
Triều đại phong kiến luôn chú trọng việc lập Thái tử, vậy tại sao một triều đại tồn tại gần 300 năm như nhà Thanh lại chỉ có 1 Thái tử?
Bình luận 0

Thời cổ đại, Thái tử chính là nền móng, là tương lai của một quốc gia. Sau khi một vị Hoàng đế nối ngôi, thường sẽ lập tức làm hai việc, việc thứ nhất đó là cho xây dựng tu sửa lăng mộ, việc thứ hai ấy chính là chọn ra một vị Thái tử giỏi.

Tu sửa lăng mộ là vì "cuộc sống" ở thế giới bên kia của nhà vua, còn việc chọn Thái tử chính là quyết định vì vận mệnh quốc gia.

TẠI SAO HOÀNG ĐẾ VỪA LÊN NGÔI LẠI BẮT BUỘC PHẢI CHỌN, LẬP THÁI TỬ NGAY?

Hoàng đế phải nhanh chóng chọn ra Thái tử bởi vì hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là bởi vì Thái tử cần phải được bồi dưỡng. Vì suy cho cùng Thái tử sẽ là người kế thừa của ngôi vị Hoàng đế, nếu Hoàng đế mong muốn triều đại của mình có thể tiếp tục phát triển phồn vinh thì người được chọn làm Thái tử cần phải có năng lực xử lý chuyện quốc gia đại sự.

Muốn có năng lực thì phải qua bồi dưỡng, ngoài việc dạy dỗ những kiến thức văn hóa theo hệ thống thì Thái tử cần phải được kiến tập. Khi Hoàng đế xử lý chuyện triều chính thường sẽ để Thái tử bên mình để dạy bảo, giống như làm thực tập sinh vậy.

Có một số vị Hoàng đế còn cố ý tạo cơ hội để Thái tử có thể tự mình giải quyết một số chuyện quốc gia đại sự.

Nguyên nhân thứ hai đó là, việc lập ra Thái tử giúp bảo đảm sự vững chắc và ổn định của một quốc gia.

Tồn tại gần 300 năm nhưng Thanh triều chỉ có duy nhất 1 Thái tử: Rốt cuộc tại sao lại có hiện tượng lạ này? - Ảnh 1.

Thái tử sẽ là người kế thừa của ngôi vị Hoàng đế. Ảnh: Sohu

Nếu như không lập Thái tử, hoặc vị trí Thái tử còn bỏ trống, thì các vị Hoàng tử (con của Hoàng đế) sẽ tranh đoạt vị trí ấy. Khi mỗi vị Hoàng tử tham gia cuộc chiến đoạt đích, các vị quan lại trong triều cũng sẽ chia bè phái ủng hộ những người khác nhau.

Hơn thế, nếu Hoàng đế không lập Thái tử, các địa phương và vùng biên cương thấy rằng Hoàng đế chưa có người kế thừa tất sẽ sinh ra ý nghĩ sai trái. Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến bất ổn trong triều đình. Vậy nên mới nói Thái tử là "gốc rễ quốc gia" cũng chính vì như thế.

VƯƠNG TRIỀU TỒN TẠI GẦN 300 NĂM NHƯNG CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 THÁI TỬ

Song, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc lại có một vương triều tồn tại gần 300 năm, như lại chỉ có một vị Thái tử. Vương triều đó chính là vương triều nhà Thanh. Vậy tại sao Đại Thanh kéo dài gần 300 năm lịch sử lại chỉ có một vị Thái tử? Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều thú vị này.

Đế chế mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng nên không phải một vương triều mà chỉ là một bộ lạc. Dù là một bộ lạc nhưng cũng cần xác định người kế thừa nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại không làm điều đó.

Trên triều đình ông cùng tất cả con cái của mình bàn chuyện, cùng nhau thảo luận rồi cùng nhau đưa ra quyết định, bấy giờ gọi là "Cửu Vương nghị chính". Không bao lâu sau, Nỗ Nhĩ Cáp Xích bất ngờ qua đời.

Tồn tại gần 300 năm nhưng Thanh triều chỉ có duy nhất 1 Thái tử: Rốt cuộc tại sao lại có hiện tượng lạ này? - Ảnh 2.

Tranh chân dung Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ảnh: Sohu

Sau khi ông chết, Hoàng Thái Cực liên kết với các vị Vương công khác, ép mẹ của Đa Nhĩ Cổn bước xuống khỏi vũ đài chính trị, cuối cùng trở thành Đại Hãn. Sau đó, Hoàng Thái Cực xưng đế, bắt đầu từ đây, nhà Thanh mới chính thức được thành lập.

Song, Hoàng Thái Cực cũng chưa kịp lập người kế vị đã bất ngờ qua đời. Sau khi Hoàng Thái Cực qua đời, trải qua một thời kỳ tranh đấu, Phúc Lâm – người con trai thứ chín của Hoàng Thái Cực thừa kế ngôi vị, Đa Nhĩ Cổn trở thành Nhiếp chính vương. Phúc Lâm chính là Thuận Trị Hoàng đế.

Thuận Trị đế lúc sinh thời cũng không lập Thái tử, nhưng ông để lại di chiếu tuyên bố Khang Hi là người kế vị. Cho nên, nếu mói một cách chính xác, Khang Hi vẫn chưa làm Thái tử thì đã lên ngôi Hoàng đế.

Sau khi Dận Nhưng ra đời được 1 năm, Khang Hi học theo Hán Vũ Đế nhanh chóng lập Thái tử để củng cố "gốc rễ quốc gia", vì thế ông đã lập Dận Nhưng làm Thái tử.

Nhưng sau khi lập Thái tử, Khang Hi lại chẳng hề học theo các người Hán bồi dưỡng Thái tử, cũng chẳng trao quyền lực và sự tôn trọng nào cho Thái tử. Hơn thế, các vị Hoàng tử khác của Khang Hi cũng chẳng hề yên phận, họ đều ở lại trong Kinh thành chứ không đến đất phiên làm Phiên vương.

Chính bởi vậy, Thái tử cùng các vị Hoàng tử trong Kinh thành tranh giành, đấu đá, kết quả dẫn đến bị kịch "Cửu tử đoạt đích" thời Khang Hi.

Sau khi Ung Chính lên ngôi, bi kịch "Cửu tử đoạt đích" vẫn còn tiếp diễn. Ung Chính vì bảo vệ Hoàng vị mà đấu tranh không biết mệt mỏi cùng huynh đệ mình. Cũng chính nhờ có bài học đau thương ấy, Ung Chính đã nghĩ ra được sáng kiến, thành lập chế độ "Bí mật kiến Trữ".

Tồn tại gần 300 năm nhưng Thanh triều chỉ có duy nhất 1 Thái tử: Rốt cuộc tại sao lại có hiện tượng lạ này? - Ảnh 3.

Ảnh chân dung vua Ung Chính. Ảnh Sohu

Trước lúc qua đời, Ung Chính viết tên người thừa kế lên hai mảnh giấy, một bản ông giữ bên người, còn bản kia sẽ giấu sau tấm biển "Quang Minh Chính Đại".

Sau khi Hoàng đế băng hà, các vị đại thần sẽ lấy ra thánh chỉ giấu sau tấm biển đối chiếu với di chiếu của Hoàng đế để tuyên đọc người kế vị. Làm như vậy, thì dù không lập Thái tử, nhưng vị Hoàng tử được xướng tên vẫn sẽ được lên ngôi Hoàng đế.

Song, tuy rằng Ung Chính dùng cách này để lập người kế vị cho mình, nhưng ngay từ đầu, ông đã luôn để lộ bí mật này.

Ví dụ như hai năm liền Ung Chính đều để Tứ Hoàng tử Hoằng Lịch thay mình cúng bái Khang Hi, như vậy giống như là tuyên bố cho mọi người biết Hoằng Lịch chính là người sẽ nối ngôi mình.

Điều này đã khiến Tam Hoàng tử Hoàng Thời vô cùng bất mãn, khiến quan hệ cha con hai người rất căng thẳng. Chế độ "Bí mật kiến Trữ" cũng chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Trên thực tế, việc này không hề loại bỏ việc các Hoàng tử tranh đấu với nhau. Các vị Hoàng tử vẫn không ngừng đấu đá, chỉ là tranh đấu sẽ diễn ra trong bóng tối hơn nữa còn làm để Hoàng đế thấy được. Điển hình nhất chính là sự đấu đá giữa hai vị Hoàng tử Dịch Trữ và Dịch Hân của Đạo Quang Đế.

Dịch Trữ vốn là kẻ ngu dốt nhưng thầy dạy của ông để ông diễn hai vở kịch hay, khiến Đạo Quang Đế tưởng rằng đứa con này của mình có "nhân" có "hiếu", kết quả là Đạo Quang Đế lập Dịch Trữ làm người kế vị.

Tồn tại gần 300 năm nhưng Thanh triều chỉ có duy nhất 1 Thái tử: Rốt cuộc tại sao lại có hiện tượng lạ này? - Ảnh 4.

Dịch Trữ chính là Hàm Phong đế, chồng của Từ Hi Thái hậu.

Như vậy cũng tức là nói, chế độ "Bí mật kiến Trữ" của Ung Chính không hề lập ra Thái tử cũng chẳng hề giải quyết được tranh chấp do việc lập Thái tử mang lại, ngược lại, trên mặt ý nghĩa nào đó, phương pháp này còn đem lại nhưng tranh chấp, mâu thuẫn mới.

Vấn đề mới nảy sinh đó chính là củng cố Hoàng quyền nhưng lại làm suy yếu Đông Cung. Sự suy yếu của Đông Cung đã dẫn đến nhiều vấn đề lớn trong việc bồi dưỡng Thái tử.

Nếu như Đạo Quang Đế sớm lập Dịch Trữ làm Thái tử, chắc chắn ông đã biết Dịch Trữ chẳng phải kẻ tài giỏi gì. Nếu như Thái tử không có năng lực thì có thể thay đổi Thái tử khác, nếu như không thể thay đổi thì có thể tăng thêm bồi dưỡng, bù đắp những chỗ thiếu sót.

Nhưng, cũng chính vì chế độ "Bí mật kiến Trữ" khiến Hoàng đế không thể nhìn thấy sự thiếu sót của người được chọn, cho nên cũng chẳng thể bồi dưỡng thêm cho họ.

Đáng nhấn mạnh là cách làm này về sau đã mở đường cho con đường nắm quyền của Từ Hi Thái hậu.

Bởi vì không có Thái tử định trước, Từ Hi mới có thể ở trên ngai vàng quyền lực, làm điều mình muốn và cai trị nhà Thanh suốt nửa thế kỷ.

PV (Theo Trí Thức Trẻ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem