Vì sao Trung Quốc quyết điều khiển thời tiết bằng vệ tinh và tên lửa?

Đại Dương (theo ABC News) Thứ bảy, ngày 01/12/2018 06:32 AM (GMT+7)
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ rằng họ sẽ sử dụng vệ tinh và tên lửa trong một dự án tham vọng nhằm điều khiển thời tiết theo ý mình bất kể các nghi ngờ về hiệu quả của nó.
Bình luận 0

Dự án Tienhe (Thiên Hà) hoặc được dịch ra tiếng Anh là Sky River có chi phí 19 triệu USD, là thí nghiệm làm mưa nhân tạo lớn nhất thế giới với mục tiêu di chuyển hơi nước bốc lên từ sông Dương Tử về những khu vực khô hơn của đất nước này.

img

Trung Quốc có kế hoạch đưa 3 mặt trăng nhân tạo lên không gian trong 4 năm tới.

Các nhà khoa học của Đại học Thanh Hoa và Thanh Hải đã khởi động dự án này từ 2015. Dự án đòi hỏi phải xây dựng một hành lang không khí nhân tạo để mang hơi nước.

Gần đây hơn, họ đã bước sang phát triển các vệ tinh và tên lửa để theo dõi sự xuất hiện của hơi nước và di chuyển hoặc đổi hướng nó để tạo ra mưa.

6 vệ tinh đã được Học viện Công nghệ Hàng không Thượng Hải chế tạo có thể hoạt động vào năm 2022 để mở đường cho việc tạo một hành lang không khí bên trên con sông lớn nhất châu Á này, và để theo dõi sự phân bố của hơi nước trong không khí.

Theo cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, một cuộc khủng hoảng nước có thể là đe dọa lớn nhất cho sự trỗi dậy thành siêu cường của Trung Quốc.

Nếu dự án này thành công, hàng năm nó có thể chuyển 5 tỷ m3 nước đến cứu trợ các vùng khô ở miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên các nhà vật lý từ cả Trung Quốc và Australia đều nghi ngờ vào thành công của chương trình.

Nhà khí tượng học và vật lý học Nate Byrne nói với ABC News rằng: “Chúng ta đang nói về một khối lượng năng lượng khổng lồ có thể được yêu cầu chỉ để làm bốc hơi nước và đó là công việc mà bình thường chỉ có mặt trời thực hiện”.

Những bước đi mới nhất này theo sau một xu hướng gần đây của các dự án nhằm tác động vào môi trường tự nhiên của Trung Quốc. Đầu tháng này, các nhà khoa học hạt nhân đã đạt được một mốc quan trọng trong việc tạo ra “mặt trời nhân tạo” bằng cách khai thác năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân. Tháng trước, Trung Quốc công bố đang trong tiến trình tạo ra “mặt trăng nhân tạo” đủ sáng để thay thế cho các đèn đường vào năm 2020.

“Một tưởng tượng phi lý”

Khoa học chính xác đứng sau các kế hoạch này đang là chủ đề xét đoán và tranh cãi ở Trung Quốc.

Nhiều nhà vật lý lỗi lạc ở Trung Quốc đã đặt câu hỏi liệu dự án này có hiệu quả. Lu Hancheng, một giáo sư tại Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia ở Bắc Kinh nói với Global Times: “Dự án này là một ý tưởng phi lý cả về nền tảng khoa học lẫn giải pháp công nghệ”.

Nate Byrne cũng đồng ý, ông nói rằng các đám mây cần được lái đúng hướng trong kế hoạch, mà việc này cần những cơn gió trong khí quyển mà con người “không thể làm được”. Ông nói: “Đó gần như là một vấn đề quá khổng lồ dù chỉ nghĩ đến... Theo ý tôi, không có cơ hội thực tế nào để điều này có thể thành công. Lái những đám mây là một nhiệm vụ khổng lồ không thể tin được”.

Tương tự như vậy, các câu hỏi vẫn đặt ra về cách sử dụng các tên lửa. Một “người trong dự án” nói với Global Times rằng chúng sẽ chỉ được dùng để theo dõi hơi nước trong khi những người khác đã phát biểu rằng chúng sẽ được dùng để di chuyển mây.

Đây có lẽ không phải lần đầu tiên Trung Quốc nghĩ đến tên lửa để thay đổi hoạt động của thời tiết.

Trong Olympics Bắc Kinh 2008, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng họ đã ngăn chặn một trận mưa trong lễ khai mạc bằng cách bắn 1100 rocket vào bầu trời. Được biết rằng các rocket này chứa các hạt ngưng tụ mây trong không khí - các hạt này thường gồm bụi, muối hoặc vi khuẩn mà có vai trò quyết định tạo ra hơi nước và gây mưa. Quá trình này được gọi là gieo mây. Nhưng Byrne nói lĩnh vực này vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Ông nói: “Các thí nghiệm gieo mây đã hoàn thành chỉ ở quy mô nhỏ và thậm chí chúng vẫn chưa thành công”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem