Vì sao viêm xoang khó lành?

Lương Lễ Hoàng Thứ bảy, ngày 18/07/2015 08:19 AM (GMT+7)
Cứ xem số bệnh nhân quá tải ở các bệnh viện tai mũi họng thì biết viêm xoang đang tung hoành thế nào ở xứ mình. Và số bệnh nhân chắc chắn sẽ tiếp tục tăng vì môi trường không ngừng ô nhiễm và sức đề kháng liên tục bị đục khoét. Tuy không thiếu thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng con đường từ viêm mũi dị ứng bước sang viêm xoang mãn tính càng lúc càng ngắn.
Bình luận 0

imgLý do rất đơn giản. Thuốc kháng sinh dù thuộc đời mới toanh nhưng nếu đàm nhớt đóng cứng trong xoang hơn keo dán sắt thì có uống thuốc cho lắm cũng bằng không! Đáng tiếc vì nhiều người vẫn chưa biết điều quan trọng hàng đầu trong bệnh viêm xoang không là thuốc mà là nước! Thiếu nước thì niêm mạc khô, đàm nhớt khi đó khó thải vì khô cứng, bệnh nguyên từ vi khuẩn cho đến nấm mốc nhờ đó bình chân như vại trong đường hô hấp. Xoang khi đó nếu không viêm mới lạ. Người bệnh viêm xoang vì thế cần uống 2,5 - 3 lít nước trong ngày. Khéo hơn nữa nếu khoảng 1/3 lượng nước uống là trà cúc hoa, cam thảo, rau má, atisô hay râu bắp để qua đó vừa long đàm vừa giải độc cho cơ thể.

Bên cạnh chuyện pha loãng bằng nước, đừng quên trợ lực thuốc như:

Dùng thuốc 30mg kẽm trong vài ngày liên tục ngay khi có dấu hiệu ngứa cổ, nhảy mũi, đau đầu… để nhờ kẽm hỗ trợ sức kháng bệnh.

Xông hơi cổ họng và mũi bằng nước ấm pha tinh dầu như dầu tràm, khuynh diệp, húng chanh, gừng…

Ngâm chân nước ấm hay hơ ấm lòng bàn chân bằng máy sấy tóc. Lạnh lòng bàn chân kích ứng co thắt mạch máu ngoại vi dẫn tới viêm tấy.

Đừng hỉ mũi thật mạnh để tống đàm nhớt khiến chất tiết bị đẩy ngược vào trong, nên dùng tay đẩy đầu mũi lên cao để nước mũi dễ bài tiết.

Hạn chế dùng thuốc nhỏ mũi vì có hiệu quả trước mắt nhưng càng dùng niêm mạc càng dễ khô. Chỉ nên rửa mũi bằng nước muối.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem