Việc học sinh Nhật vẫn làm khi đến lớp, mục đích đằng sau khiến ai cũng khâm phục

Việt Phong (Theo Japantimes và Indiatoday) Thứ ba, ngày 15/05/2018 01:35 AM (GMT+7)
Khi đến lớp, ngoài việc học, học sinh Nhật Bản còn tham gia một số công việc để từ đó hình thành lối sống có trách nhiệm.
Bình luận 0

Cùng nhau vệ sinh lớp học

Theo tờ Indiatoday, trong văn hóa Phương Đông, việc trẻ em tham gia vệ sinh lớp học được xem là giúp trẻ lớn lên trở thành công dân sống có trách nhiệm. Học sinh Nhật Bản cũng xem việc vệ sinh lớp học như là một phần của cuộc sống, một nét văn hóa.

Ở Nhật Bản, người ta quan niệm nếu bạn sử dụng một không gian nhất định, nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân là giữ cho khu vực đó sạch sẽ. Điều đó giúp mọi người hiểu về tầm quan trọng của việc vệ sinh, dọn dẹp. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là kỹ năng sống quan trọng.

img

Các em học sinh dọn dẹp lớp học.

Trong tiếng Nhật, việc vệ sinh lớp học được gọi là "Gakko Soji". Các nghiên cứu cũng cho thấy một căn phòng bẩn thỉu, lộn xộn có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Khi tới lớp, học sinh của Nhật Bản cùng nhau quét, lau dọn lớp học, hút bụi. quét hành lang, cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ. 

Giáo viên sẽ hỗ trợ học sinh bằng cách lập kế hoạch và phân bổ nhiệm vụ cho mỗi học sinh để có thể luân phiên nhau thực hiện các nhiệm vụ vệ sinh trường, lớp. Các học sinh ở các lớp trên cũng tham gia vệ sinh lớp học cùng các em học sinh nhỏ tuổi hơn.

img

Vệ sinh lớp học là việc làm hằng ngày.

Tự phục vụ bữa trưa

Theo Japan Today, bữa ăn trưa được đầu bếp chuẩn bị cho các học sinh với nguyên liệu tươi, ngon, không phải các thực phẩm đông lạnh hay đồ đóng gói. Điều đặc biệt là các học sinh sẽ tự tay bưng các suất ăn cho các bạn cùng lớp. Hoặc lớp cử một nhóm sẽ đi lấy đồ ăn đưa về lớp cho các bạn khác.

Sau bữa trưa, học sinh tự dọn dẹp. Giáo viên tiểu học Kyoko Takishima giải thích việc này giúp trẻ tự tin và  và chuẩn bị cho tuổi trưởng thành.

img

Các em học sinh sẽ tự đi lấy đồ ăn ở nhà bếp đưa về lớp.

Alice Gordenker, làm việc tại tờ The Japan Times giải thích thói quen trên giúp các em tôn trọng môi trường xung quanh. "Các em học được rằng tốt hơn cả là không nên làm lộn xộn nếu bản thân phải là người dọn dẹp", Gordenker nói.

Theo Gordenker, học sinh lớp 6 được cử tới các lớp 1 để giúp các em nhỏ vệ sinh lớp học. Nhiều trường thường đưa ra sự kết hợp này, vì nhiều trẻ em ở Nhật Bản là "hitorikko" - những đứa trẻ không có anh chị em ruột. Các giáo viên cho rằng những học sinh lớn tuổi hơn cần phải giúp đỡ các em nhỏ tuổi và các em học sinh lớp dưới cần hình mẫu để noi theo.

Lớn lên sẽ sống có trách nhiệm

Việc khuyến khích một đứa trẻ biết vệ sinh môi trường từ khi còn nhỏ sẽ giúp bé coi trọng môi trường xung quanh và môi trường sống của bản thân, luôn cố gắng giữ cho môi trường sạch sẽ. Điều này giúp cho trẻ nhận thấy vấn đề của cộng đồng cũng là vấn đề cá nhân. Việc vệ sinh lớp học không chỉ là việc của trường mà còn là mối quan tâm của học sinh.

Ngoài ra, việc tham gia vệ sinh lớp học góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết. Các em học sinh làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ và biết hỗ trợ nhau trong quá trình vệ sinh. Từ đó, mỗi em sẽ biết quan tâm, đồng cảm với những người xung quanh. 

Từ những việc làm nhỏ nhất ở trường học đã giúp Nhật Bản có những công dân sống có trách nhiệm. Đó cũng là lý do vì sao không cần khóa xe đạp mà vẫn không sợ bị mất cắp, mọi người giữ yên tĩnh khi đang ở trên tàu điện ngầm đông đúc...

Bộ quy tắc ứng xử của học sinh tiểu học tại Nhật Bản khiến cả thế giới “câm nín”

Nhóm quy tắc này đã gây nhiều tranh cãi trên các trang mạng xã hội ở Nhật Bản vì bao gồm những điều mà ngay cả người...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem