Hiện nay, các TĐ này đang nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn vào "sức mạnh" của các TĐ kinh tế Nhà nước đến nay, Bộ KHĐT thẳng thắn đánh giá, VN vẫn chưa có TĐ nào được xếp hạng tầm khu vực và quốc tế. Sức cạnh tranh của hầu hết các TĐ tại VN đều chưa cao, chưa tương xứng với các ưu đãi về nguồn lực và những lợi thế khác. Thực trạng tài chính của một số TĐ, công ty thuộc TĐ còn yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro; việc thực hiện vai trò công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước còn hạn chế.
Bộ KHĐT cho biết, tới đây Nhà nước sẽ thực hiện tạm dừng việc thí điểm thành lập mới TĐ để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và tái cấu trúc các TĐ đã được thí điểm thành lập; đẩy mạnh tái cấu cấu trúc TĐ; đổi mới và hoàn thiện hoạt động quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước; cải thiện quản trị doanh nghiệp và minh bạch hóa đối với TĐ.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việc thí điểm các TĐ với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn chỉnh các quy định về mô hình này là phù hợp với thực tiễn. Chủ trương của Chính phủ là tiếp tục xây dựng các TĐ ngày càng vững mạnh, góp phần ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng.
Trên cơ sở này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương cần tập trung tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan đến hoạt động của các TĐ nhất là những vấn đề liên quan đến việc huy động, quản lý, sử dụng vốn; đầu tư; tuyển chọn, sử dụng cán bộ của TĐ kinh tế...
"Những yếu kém của các TĐ bắt nguồn một phần từ việc một số TĐ đã đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ làm phân tán nguồn lực; một số TĐ khác thì quản lý trong nội bộ kém....; do vậy tới đây các TĐ phải nghiêm túc khắc phục, để làm sao xứng đáng là những "trụ cột" của nền kinh tế" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Mai Hương
Vui lòng nhập nội dung bình luận.