Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từng được mệnh danh là "thành phố đáng sống nhất thế giới"
Báo cáo của Mạng lưới phát triển bền vững và Viện Trái đất ĐH Columbia này nằm kêu gọi các nước bất kể giàu nghèo chung tay giải quyết bất bình đẳng và bảo vệ môi trường.
Đan Mạch xếp hạng nhất năm 2016
Theo đó, các nước Syria, Afghanistan và 8 quốc gia cận Sahara là 10 nơi bất hạnh nhất, còn 10 nước xếp đầu bảng bao gồm Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, Phần Lan, Canada, Hà Lan, Xew Zealand, Úc, Thụy Điển.
10 nước "đội sổ" là Madagascar, Tanzania, Liberia, Guinea, Rwanda, Benin, Afghanistan, Togo, Syria và Burundi. Mỹ ở vị trí 12, Anh xếp thứ 23 còn Pháp 32 và Ý là 50.
Việt Nam xếp hạng 75 năm 2015
Và tụt xuống 96 năm 2016
Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 96, trên Hy Lạp, Lào và Myanmar, tụt 21 hạng so với năm 2015. Theo lý giải của báo cáo, việc tụt hạng là do vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về hạnh phúc gần như cũ trong khi các nước khác ngày càng nâng cao.
Thực tế, do khác biệt về nhiều vấn đề nên "hạnh phúc" ở mỗi quốc gia khó có thể đong đếm được một cách khoa học, nhưng dựa vào các tiêu chuẩn riêng rẽ thì kết quả khảo sát có thể giúp rút ra nhiều điều. Báo cáo này của ĐH Columbia xếp hạng 157 nước dựa trên GDP, tuổi thọ trung bình, mức độ khó khăn trong đời sống, tham nhũng của chính phủ và doanh nghiệp.
Báo cáo cũng nhấn mạnh việc theo đuổi mục tiêu cố định như phát triển kinh tế sẽ dẫn đến lơ là về xã hội, môi trường và kêt quả là sức khỏe con người bị nghiêm trọng cũng như môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng, hơn hết là yếu tố bất bình đẳng.
Báo cáo lần thứ 4 này cho thấy Iceland, Ireland và Nhật Bản đã giữ nguyên vị thế bất chấp khủng hoảng hay thiên tai. Theo tiêu chuẩn, Costa Rica cũng ở vị trí 14 với xã hội lành mạnh dù không phải cường quốc kinh tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.