Việt Nam và Hoa Kỳ khởi động hệ thống xử lý làm sạch dioxin

Thứ bảy, ngày 19/04/2014 16:35 PM (GMT+7)
Dự án xử lý dioxin tại Đà Nẵng triển khai từ 8.2012. Dự án này sẽ xử lý 73.000m³ đất và trầm tích nhiễm dioxin trên tổng diện tích hơn 191.400m² tại sân bay Đà Nẵng bao gồm khu vực Hồ Sen và khu đất ngập...
Bình luận 0
Trưa 19.4, tại sân bay Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã cùng vận hành hệ thống xử lý nhiệt để tiền hành xử lý 45 nghìn m3 khối đất và bùn ô nhiễm dioxin đã được đào múc và đặt trong một kết cấu bể chứa được nung nóng ở nhiệt độ 3350 C cho đến khi 95% dioxin bị phân hủy.

Bất kỳ lượng dioxin nào còn sót lại sẽ được thu gom dưới dạng hơi và dạng lỏng, sau đó được xử lý trong hệ thống xử lý thứ cấp được xây dựng ngay bên cạnh và hệ thống xử lý này sẽ được giám sát để đảm bảo dioxin không bị phát tán ra ngoài.
Việt Nam và Hoa Kỳ cùng khởi động hệ thống xử lý ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ cùng khởi động hệ thống xử lý ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.

Dự án xử lý dioxin tại Đà Nẵng triển khai từ 8.2012. Dự án này sẽ xử lý 73.000m³ đất và trầm tích nhiễm dioxin trên tổng diện tích hơn 191.400m² tại sân bay Đà Nẵng bao gồm khu vực Hồ Sen và khu đất ngập, khu vực pha trộn và chuyển tải, khu vực lưu trữ trước đây, mương thoát nước và khu vực trung tâm.

Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 84 triệu USD là vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Mỹ do USAID quản lý và thực hiện, trong đó vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 35 tỷ đồng do Quân chủng Phòng không- Không quân thực hiện.

Ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam cho biết, để dự án xử lý dioxin được vận hành tốt thì có sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ. Sự thành công của dự án không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh mà còn mở ra sự hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy Hoa Kỳ cho rằng, Dự án xử lý dioxin tại Việt Nam Không chỉ nhằm loại bỏ mối đe doạn từ dioxin cho người dân sinh sống nơi đây, đồng thời để chứng minh rằng, Hoa Kỳ không quay lưng lại với nỗi đau người dân phải gánh chịu, cải thiện các dịch vụ dành cho người khuyết tật bất kể nguyên nhân gì và rằng, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ có thể hợp tác cùng nhau giải quyết một vấn đề trong suốt hơn 3 thập kỷ qua đã cản trở hai nước thúc đẩy quan hệ.
Kim Oanh (Kim Oanh)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem