Võ tướng nhà Tây Sơn nào được mệnh danh là '"Hậu Nghệ phiên bản Việt"?
Vào thời Tây Sơn có "thất hổ tướng" vang danh thiên hạ, một trong số đó là võ tướng tài ba Lý Văn Bưu (hay còn gọi là Mưu). Xuất thân trong gia tộc họ Lý giàu có nhiều đời làm nghề buôn ngựa ở Đại Khoang, Phù Cát, Bình Định nên ông sở hữu biệt tài "nhìn người chọn ngựa".
Cụ thể, dựa trên phong thái, tính nết của khách hàng mà Lý Văn Bưu sẽ chọn cho người đó một con ngựa thích hợp. Ví dụ như với ai nho nhã, phong lưu thì ông sẽ lựa ngựa có nước kiệu êm, ai tính tình năng động thì ông giới thiệu cho họ những con có nước phi thần tốc... Ngựa dù hung hăng đến đâu thì Lý Văn Bưu chỉ mất một ngày để thuần hóa.
Lại nói, nhà giàu có nhưng ở chốn hẻo lánh nên đàn ông Lý gia ai cũng giỏi võ để đề phòng trộm cướp, Lý Văn Bưu không phải ngoại lệ. Từ nhỏ ông đã thông thạo cưỡi ngựa, huấn luyện ngựa, giỏi võ nghệ, đao pháp, bắn cung. Chính vì vậy mà dân trong vùng gọi ông là Phi Vân Báo.
Tiếng tăm vang xa, đến cả đại tướng của Tây Sơn là Võ Văn Dũng và nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng là khách hàng mua ngựa của nhà họ Lý. Ông thậm chí còn chỉ dạy cho nữ tướng Bùi Thị Xuân cách huấn luyện ngựa chiến để áp dụng cho cả huấn luyện voi sau này. Cũng chính Bùi Thị Xuân là người tiến cử Lý Văn Bưu cho Nguyễn Nhạc.
Ban đầu Lý Văn Bưu giữ vai trò tổ chức chăn nuôi, sản xuất hậu cần, huấn luyện chiến mã. Dần dần ông trở thành người huấn luyện kỵ binh của nhà Tây Sơn. Khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, ông với vị trí Đô đốc cùng với Nguyễn Huệ lập nhiều chiến công lớn, góp mặt trong "Tây Sơn thất hổ tướng" cùng với các tướng tài khác là Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.
Đặc biệt, Lý Văn Bưu còn được ngợi ca là "Hậu Nghệ phiên bản Việt" vì sự kiện dùng cung bắn chết con hổ dữ dằn, tinh khôn, to như con trâu mộng. Chuyện kể rằng khi nhà Tây Sơn đang xây dựng cơ sở tại dãy núi Ninh Thuận thuộc huyện Tây Sơn bây giờ thì bị "phá hôi" bởi một con hổ lớn. Nó phá phách, trộm bò bắt heo bất kể ngày đêm khiến ai nấy đều kinh sợ. Đặc biệt, da hổ dày cứng đến mức giáo mác đâm không thủng khiến các thợ săn lão làng nhất cũng bó tay.
Lý Văn Bưu hay tin đã đem Kỳ Nam cung đi săn hổ. Chỉ với phát bắn xuyên từ mắt phải ra đến sau ót, ông khiến cho con cọp đau đớn nổi điên xông tới. Lý Văn Bưu tiếp tục bắn hai phát xuyên ngang cuống họng và yết hầu khiến con cọp không còn sức tấn công, thoi thóp rồi chết. Cây cung Kỳ Nam sau này cũng góp công lớn khi tiêu diệt được nhiều kẻ thù trong các trận chiến chống quân Xiêm (năm 1785) và quân
Sau này khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà, Lý Văn Bưu vì không muốn vướng vào những tranh đấu mà cáo bệnh về quê, tiếp tục nối nghiệp buôn bán ngựa của Lý gia.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.