Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều 9/5, Bộ GDĐT phản hồi sau kết luận Thanh tra vụ hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam bị cấp sai quy định.
Theo đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Bộ GDĐT đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng các kỳ thi và quyền lợi của người dự thi.
Thanh tra Bộ GDĐT đã có kết luận thanh tra đối với một số đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Theo kết quả thanh tra, trước thời điểm được Bộ GDĐT cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các đơn vị này đã có hành vi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài khi chưa được phép, vi phạm quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Năm 2023, Cục Quản lý chất lượng đã ban hành Công văn số 889/QLCL-QLVBCC ngày 09/6/2023 về việc hướng dẫn xác minh chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và Công văn số 999/QLCL-QLVBCC ngày 15/6/2023 về việc sử dụng chứng chỉ để miễn bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Như vậy, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GDĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Bộ GDĐT cho biết, thời gian tới, Cục Quản lý chất lượng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thực hiện đào tạo, liên kết đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với sai phạm (nếu có), bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học và người dự thi, đúng quy định của pháp luật.
Thí sinh yên tâm sau một phen nháo nhác
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, thầy giáo Phạm Xuân Phi, tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Southampton, Anh Quốc, có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS cho biết: "Khi nhận được thông tin về việc Bộ GDĐT phát hiện IDP đã cấp phép sai hơn 56.000 chứng chỉ từ tháng 1/11/2022, nhiều bạn dự thi trong thời gian này cảm thấy bất ngờ và hoang mang. Nên ngay sau khi có thông báo của Bộ GDĐT về việc thí sinh không bị ảnh hưởng kết quả, nhiều em đã thở phào nhẹ nhõm.
Thầy Phi cũng khẳng định: "Kỳ thi IELTS không chỉ là một phương tiện đo lường khả năng tiếng Anh mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội học tập và làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh trên toàn thế giới. Chứng chỉ IELTS được công nhận rộng rãi và được các tổ chức, trường học và doanh nghiệp trên thế giới đánh giá cao về độ tin cậy và chất lượng".
Thầy Luyện Quang Kiên, người đầu tiên tại Việt Nam đạt IELTS 9.0 tất cả kỹ năng và hiện là một thầy giáo dạy tiếng Anh nhận định thêm: "Với kết luận thanh tra này, học sinh không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các em đã sử dụng hầu hết trong năm 2022 và 2023 để đi du học hoặc tuyển sinh đại học. Chứng chỉ IELTS cũng chỉ có hạn trong 2 năm nên giờ cũng hết hoặc sắp hết".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.