Nga đang có hơn 50 dự án nghiên cứu vũ khí siêu thanh.
Boris Satovsky, giám đốc dự án tại Quỹ nghiên cứu tương lai của Nga, cho biết các tiến bộ công nghệ giúp tạo ra những loại vũ khí mới, bao gồm các thiết bị bay siêu thanh có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.
“Nhờ các tiến bộ kỹ thuật, những vũ khí như thế này sẽ có thể xuyên phá qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay. Chúng sẽ đảm bảo sự cân bằng chiến lược quân sự toàn cầu trong vòng 30 đến 40 năm tới”, ông Boris Satovsky nói.
Theo các báo cáo, Nga đã thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh hai lần trong năm nay nhằm mục đích thay thế các đầu đạn truyền thống trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới, bao gồm tên lửa đạn đạo hạng nặng Sarmat.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA, chuyên gia quân sự Boris Litovkin cho biết rằng sau khi bay vào bầu khí quyển, các thiết bị sẽ đạt vận tốc siêu thanh (gấp 5 lần tốc độ siêu thanh hay 330 m/giây) và có thể thay đổi mục tiêu trong suốt hành trình. Điều này khiến chúng rất khó bị đánh chặn.
Quỹ nghiên cứu tương lai được thành lập vào năm 2012 để hỗ trợ phát triển và nghiên cứu khoa học nguy hiểm cao trong lĩnh vực liên quan tới quốc phòng. Các nghiên cứu này có thể giúp Nga đạt được những bước đột phá trong công nghệ quốc phòng.
Quỹ nghiên cứu tương lai đã hỗ trợ cho hơn 50 dự án nghiên cứu thiết bị bay đạn đạo siêu thanh tại hơn 40 phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp quốc phòng ở Nga.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.