"Tôi vừa đi kiểm ra xong, bước đầu xác định đó là 2 con rắn hổ mang chúa hay còn được gọi với tên khác là hổ mây. Đây chỉ là nhận định tạm thời thôi, bởi nó phải do bên khoa học hình sự giám định mới xác định chính xác được" - ông Định nói.
Rắn hổ khổng lồ được bắt ở chân núi Cấm (An Giang)
Liên quan đến vụ việc trên, cũng trong chiều nay, ông Trần Phú Hoà - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, đã cử cán bộ đến nơi đang nuôi nhốt (Khu du lịch, Di tích lịch sử Cách mạng đồi Tức Dụp thuộc ấp Ninh Hòa, xã An Tức, huyện Tri Tôn) 2 con rắn khổng lồ trên để xác minh "danh tánh". Sau khi kiểm tra xong sẽ họp lại để có hướng xử lý tiếp theo.
Theo ông Bành Thanh Hùng - Trưởng Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang), đây là cặp rắn lớn nhất mà ông thấy được sau mấy chục năm công tác trong ngành kiểm lâm.
“Nếu nuôi nhốt không kỹ, rắn sổng chuồng ra ngoài thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy nên giao lại cho một đơn vị có trách nhiệm được nhà nước công nhận, cụ thể là trại rắn Đồng Tâm” - ông Hùng nói.
Theo phóng viên tìm hiểu, Núi Cấm có chiều cao trên 700 m, là một trong 7 ngọn núi lớn ở An Giang. Người dân địa phương cho hay, vùng núi Cấm xưa cây cối rậm rạp, là nơi trú ngụ nhiều rắn hổ mang chúa (là loài rắn độc, thuộc nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.