Vụ sai phạm tại Cục THADS Đắk Lắk: Gỗ tang vật từng bị đánh tráo 12m3

Ngọc Giàu Thứ sáu, ngày 25/06/2021 08:48 AM (GMT+7)
Trong hàng loạt sai phạm tại Cục Thi hành án dân sự (Cục THADS) tỉnh Đắk Lắk đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận, đáng chú ý là việc để 54 lóng gỗ tang vật bị đánh tráo với khối lượng hơn 12m3.
Bình luận 0

Cụ thể, cuối tháng 8/2016, Cục THADS tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 622m3 gỗ do Cơ quan an ninh Bộ Công an chuyển giao để làm thủ tục tịch thu sung công quỹ nhà nước.

Vụ sai phạm tại Cục THADS Đắk Lắk: Đề nghị bồi thường đối với chủng loại gỗ quý bị đánh tráo - Ảnh 1.

Trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: Ngọc Giàu

Đây là số gỗ lậu trong vụ án buôn lậu gỗ do Bộ Công an triệt phá, thế nhưng, trong quá trình xử lý số gỗ trên, Sở Tài chính Đắk Lắk phát hiện có 54 lóng gỗ bao gồm gỗ cẩm lai (nhóm I), căm xe (nhóm II), gõ đỏ (nhóm I), giáng hương (nhóm I) và pơ mu (nhóm IIA), tổng khối lượng hơn 12,3m3 gỗ bị đánh tráo.

Sở Tài chính Đắk Lắk đã yêu cầu Cục THADS tỉnh này phải bồi số tiền chênh lệch hơn 365 triệu đồng. Bởi, giá bán 54 lóng gỗ tang vật sai chủng loại với số tiền hơn 121 triệu đồng, trong khi giá trị thực tế của số gỗ đúng chủng loại hơn 483 triệu đồng.

Dựa theo yêu cầu của Sở Tài chính, ngày 20/7/2020, Cục THADS Đắk Lắk đã thu hơn 365 triệu đồng từ chấp hành viên để khắc phục hậu quả (bà Hoàng Thị Thu Phương, chấp hành viên của Cục THADS đi nộp tiền).

Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 7/9/2014, tại tỉnh Quảng Bình, các đơn vị chức năng Bộ Công an đã phát hiện 2 xe rơ-mooc chở hơn 101m3 gỗ hương xẻ (nhóm IIA) không có hồ sơ hợp pháp nên đã tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Sau khi điều tra mở rộng, cơ quan chức năng kết luận, từ năm 2012 đến tháng 9/2014, các đối tượng đã cấu kết buôn bán, vận chuyển, cất giữ trái phép hơn 622m3 gỗ (quy tròn), trong đó có hơn 310 m3 gỗ tự nhiên quý hiếm (thuộc nhóm IIA).

Vụ sai phạm tại Cục THADS Đắk Lắk: Đề nghị bồi thường đối với chủng loại gỗ quý bị đánh tráo - Ảnh 2.

Số gỗ tang vật tại xưởng gỗ của công ty Công ty TNHH Hiền Thái - Ảnh: N.G

Để hợp thức hóa số gỗ trên, bà Phạm Ngọc Diệu Hiền, (SN 1972, trú phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) làm Phó giám đốc Công ty TNHH Hiền Thái đã mua 4 hóa đơn giá trị gia tăng khống của các công ty tại TP. Đà Nẵng và Bắc Ninh với giá hơn 674 triệu đồng.

Do vậy, tháng 8/2017, TAND tỉnh Đắk Lắk cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Phạm Ngọc Diệu Hiền, 3 năm tù về tội "vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng". 

Ngoài ra, còn có Hoàng Văn Luyến, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng II bị tuyên phạt 1,5 năm tù, nhưng cho hưởng án treo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cùng một số đối tượng liên quan trong vụ án gồm Nguyễn Cảnh Thành (SN 1978, trú phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), bị tuyên phạt 3 năm tù; Nguyễn Tấn Dương (trú phường Thành Công, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) 1 năm tù. Cả 2 người này vốn là cán bộ Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Phóng viên Dân Việt đã nhiều lần liên hệ với ông Bùi Đăng Thủy - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu thêm thông tin về những sai phạm nghiêm trọng tại đơn vị này nhưng không thể liên lạc.

Theo nguồn tin của phóng viên, ông Bùi Đăng Thủy - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk đã nhiều lần làm đơn xin nghỉ việc gửi Tổng cục Thi hành án dân sự. 

Ngoài ra, Cục trưởng cũng có đơn xin đi chữa bệnh dài ngày, bây giờ muốn gặp ông Thủy thì chắc là khó đấy vì… thực sự Cục cũng không biết anh ấy chữa bệnh ở đâu", nguồn tin này nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem