Vũ Vinh Phú
-
Dù Thủ tướng sớm chỉ đạo các bộ ngành liên quan phải hạ nhưng giá thịt lợn hơi ngày càng tăng và hiện đã có nơi lên 100.000 đồng/kg, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
-
Nông sản vẫn "bí" đầu ra vì nông dân không nắm được thông tin thị trường, doanh nghiệp thì chưa mặn mà bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro.
-
Nông sản vẫn "bí" đầu ra vì nông dân không nắm được thông tin thị trường, doanh nghiệp thì chưa mặn mà bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro.
-
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, theo phản ánh của bà con kinh doanh thịt lợn ở chợ, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ và Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai thì có hiện tượng giá lợn hơi tăng mạnh trong 1-2 tháng qua. Một phần do một số công ty chăn nuôi lớn găm hàng, đầu cơ tăng giá mang tính chất lợi dụng những khó khăn tạm thời của giá lợn trên thị trường hiện nay.
-
Sau khi Hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực, điều lo ngại nhất là các sản phẩm về sữa, thịt chăn nuôi các loại của các nước mà Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu sẽ ồ ạt vào thị trường nội địa với giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn những sản phẩm của Việt Nam.
-
Lẽ ra những nông sản đạt tiêu chuẩn đó nếu được tổ chức tốt, phải bán được giá cao hơn các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ở thị trường, hậu quả là đem lại thua thiệt cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất làm ăn nghiêm túc.
-
Từ sự việc 18.000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản do không ghi nhãn phụ đầy đủ và có chứa acid benzoic – phụ gia không được phép cho vào tương ớt ở Nhật. Các chuyên gia cho rằng, đây là bài học về việc nghiên cứu và tìm hiểu về quy định các phụ gia được phép sử dụng, cũng như việc ghi nhãn mác cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các thị trường xuất khẩu mới.
-
“Hiện tồn tại một nghịch lý là dứa ở Ninh Bình, Thanh Hóa chỉ có 500 đồng mỗi quả, thậm chí vứt đi không ai thu hoạch thì ở Hà Nội người dân phải mua 11.000 đồng/quả. Hay giá gạo 5% tấm xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu dùng nội địa, ở siêu thị Lotte Mart là 86.000 đồng một bao 5kg nhưng giá gạo xuất khẩu chỉ từ 11.000-11.500 đồng/kg, cộng cả thuế VAT và chi phí bao bì cũng không thể chênh lệch cao như thế. Cái đó nói lên rằng người tiêu dùng vẫn phải ăn gạo giá cao một cách vô lý”, chuyên gia Vũ Vinh Phú bức xúc.
-
Theo LS. Trương Thanh Đức, phần người người dùng thuê bao trả trước đều là người ít tiền. Việc khuyến mại 20% cho thuê bao trả trước có thể dẫn tới tình trạng những người này sẵn sàng thay SIM ngay khi sử dụng hết tiền trong tài khoản. Điều này này sẽ tiếp tục làm phát sinh nhiều SIM rác mới trong tương lai.
-
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng nếu đẩy mạnh sản xuất, đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao mà không xây dựng được thương hiệu, thì nông sản vẫn tiêu thụ bấp bênh, giá bán vẫn thấp và lợi nhuận của nông dân thấp. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tự có ý thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.