Vùng đất cổ
-
Vùng đất Kẻ Nưa (nay là thị trấn Nưa) dưới chân ngọn núi Nưa ở huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) có từ thời Hùng Vương, bằng chứng là trong khi khảo cổ đã tìm thấy những ngôi mộ cổ có tượng chim bằng đồng. Tượng chim bằng đồng trong các ngôi mộ cổ dưới chân núi Nưa cùng thời với tượng chim tìm thấy ở đất Cổ Loa.
-
Khởi phát từ đất Gia Miêu Ngoại trang, (nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) những người con dòng họ Nguyễn với tài trí, khát vọng lập thân, lập nghiệp đã ghi danh sử sách muôn đời.
-
Cẩm Tú - vùng đất bán sơn địa “non xanh nước biếc” của huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) là một thung lũng rộng lớn, có con sông Mã, núi cao bao quanh, đẹp tựa như một bức tranh. Vùng đất cổ Cẩm Tú còn là địa bàn cư trú lâu đời của người Mường với những nét đẹp văn hóa được trao truyền, lưu giữ.
-
Khoảng năm 1969, huyện Tiên Hưng được hợp nhất với huyện Đông Quan thành huyện Đông Hưng. Như vậy huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình ngày nay có phần đất của huyện Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan – rộng hơn rất nhiều so với thời xưa, nơi có câu ca 'Thần Khê có bốn ông nghè/Ông nào cũng được châu phê thần đồng'
-
Giếng cổ-giếng nước Man Nương thẳm sâu, bình dị giữa vườn cây cổ thụ thâm nghiêm phía sau tòa Tam Bảo của chùa Tổ-Phúc Nghiêm Tự, thuộc phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh).
-
Trên địa bàn xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) có gần 20 công trình kiến trúc cổ bao gồm: đình, đền, chùa, phủ, miếu; trong đó có 2 di tích được UBND tỉnh xếp hạng là: Đình Bối La và Phủ Thông Khê. Phủ Thông Khê là di tích thờ Thái phi Phùng Thị Ngọc Đài.