Vườn dâu tây
-
Những năm gần đây, nhiều vườn dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được người dân trồng rộng rãi, đã tạo nên 1 điểm đến hấp dẫn cho việc tham quan, trải nghiệm nông nghiệp. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch dâu tây, nhiều du khách lại sắp xếp lịch trình đổ về Mộc Châu hái dâu tây trải nghiệm.
-
Lần đầu tiên ở Cà Mau xuất hiện vườn dâu Tây công nghệ cao. Trong ngày đầu tiên mở cửa, đã có hàng ngàn lượt khách đến tham quan.
-
Bên đường Hùng Vương, Đà Lạt có vườn dâu tây “lưu động” và sử dụng trục quay ròng rọc để mỗi ngày thích ứng với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, vừa tiết kiệm tối đa diện tích đất và công lao động, vừa tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Đây sẽ là một địa điểm du lịch canh nông đầy tiềm năng...
-
Vườn dâu tây có quy mô 3.000m2 tại Nhật Tân (Hà Nội) đang là điểm đến mới mẻ đối với nhiều người dân Thủ đô. Dự kiến vườn dâu này sẽ mở cửa tự do cho khách tham quan trước dịp Tết Nguyên Đán 2019.
-
Chưa đầy 1.000m2 đất sản xuất nhưng mỗi vụ thu hoạch mang lại cho gia đình anh Hà Văn Thủy, ở bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nguồn thu trên trăm triệu đồng từ mô hình trồng dâu tây và kết hợp với làm du lịch.
-
Anh Nghĩa-chủ vườn dâu tây công nghệ cao ở thôn Má Tra, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) cho biết, do lượng khách kéo tới vườn đông, khó kiểm soát trong ngày nghỉ lễ, trong đó những người thiếu ý thức nên vườn thu phí 30.000 đồng/người. Còn ngày thường, khách thoải mái vào vườn ngắm dâu, thích thì hái dâu, mua dâu ăn tại chổ hay mang về làm quà...
-
Với khu vường sân thượng rộng 100m2, chị Bùi Phương ở Hà Nội thích thú thu hoạch những trái dâu chín rộ chi chít quanh 20 gốc trong những ngày đầu năm mới.
-
Không trồng dưới mặt đất, cũng chẳng trồng trên giàn, dâu tây giống New Zealand được ông Nguyễn Thanh Trúc (42 tuổi), ngụ tại Trại Mát, phường 11, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được treo lơ lửng thành từng hàng cách mặt đất trên 1m. Kỹ thuật trồng dâu tây kiểu mới này giúp ông thu tiền tỉ.