Là phụ nữ dân tộc thiểu số người Dao không biết chữ nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng đặc sản của Bắc Kạn, sở hữu cơ ngơi đồ sộ mang lại doanh thu hơn 1 tỷ mỗi năm. Năm 2011, chị mua được mảnh đất ngay tỉnh lộ để mở rộng sản xuất và quyết tâm xây dựng cơ sở miến của riêng mình. Cùng với nguồn vốn tích lũy được, chị Tá làm đơn vay thêm 50 triệu đồng cũng từ chương trình hỗ trợ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng CSXH để đầu tư vào các công đoạn sản xuất. Xưởng dần hình thành, khu bãi phơi, hong miến cũng rộng rãi hơn.
Nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng CSXH hàng triệu hộ nghèo đã có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: T.H
Mỗi năm chị Tá tiêu thụ khoảng 200 tấn bột dong cho bà con để sản xuất ra hơn 60 tấn miến dong thành phẩm cung cấp ra thị trường trừ chi phí chị Tá bỏ túi khoảng 400 triệu đồng/năm. Chị Tá khẳng định: “Vay vốn Ngân hàng CSXH có 3 cái lợi lớn là: thủ tục vay vốn đơn giản, không cần thế chấp tài sản; lãi suất vay thấp; thời gian vay đảm bảo giúp chúng tôi yên tâm làm ăn”.
Trong khi đó, một lần, có đoàn khảo sát địa chất xin ở nhờ nhà ông Vàng A Văn, thấy nếp sống của người Tày ngăn nắp, cách sinh hoạt và ẩm thực đậm đà bản sắc, đoàn khảo sát địa chất đã gợi ý gia đình sửa sang lại nhà cửa, xếp gọn đồ đạc đón khách du lịch. Nghe thấy có vẻ hợp lý, ông Vàng A Văn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để sửa chữa công trình phụ và sắm sửa đồ đạc phục vụ khách du lịch. Ngôi nhà của ông Vàng A Văn nhìn ra một cánh đồng lớn, hai bên là vườn mận tam hoa đến mùa xuân là khoe sắc. Đây chính là điểm hấp dẫn để du khách nước ngoài muốn lưu lại nghỉ ngơi trong thời gian dài.
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH cho biết, năm 2017 Ngân hàng CSXH có lượng vốn tín dụng chính sách cho vay mới lớn nhất từ trước tới nay, đạt gần 60.000 tỷ đồng, tăng trên 5.000 tỷ đồng so với năm 2016.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.