Xã mường trai

  • Xã Mường Trai có gần 1.300 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La. Người dân trong xã liên kết thành lập HTX, Tổ hợp tác đầu tư phát triển nuôi cá...
  • Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, anh Lò Văn Phương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Trai còn tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho các hội viên học tập, làm theo.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế là những giải pháp đã và đang được cấp ủy, chính quyền xã Mường Trai, huyện Mường La (Sơn La) triển khai thực hiện để giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
  • Khoát tay chỉ về phía ngôi nhà sàn mới dựng vẫn còn thơm nức mùi gỗ mới, anh Lò Văn Sươi, ở bản Khâu Ban (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), bảo rằng: “Ngôi nhà mới làm được cách đây chưa đầy một tháng, mất đến vài chục triệu tiền công. Nhờ nuôi dê mà gia đình tôi mới có ngôi nhà này, vui quá thế là năm nay lại được ăn tết trong nhà mới”.
  • Môi trường là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới (NTM), luôn được cấp ủy, chính quyền xã Mường Trai (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) quan tâm triển khai, thực hiện trong những năm qua.
  • Từ một xã nghèo khó khăn về mọi mặt, đến nay xã Mường Trai (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã đạt 14/19 tiêu chí về nông thôn mới. Trong đó, thu nhập là một trong những tiêu chí được xã chú trọng nhất.
  • Tận dụng mặt nước trên vùng lòng hồ sông Đà, nơi có khe nước lớn bốn bề là đồi núi, ông Cầm Văn Dành, bản Nà Mường (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã mạnh dạn “rào ngăn” cả một vùng nước để nuôi cá. Cách làm lạ mà hay này của ông Dành, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
  • Mô hình khoanh vùng chăn nuôi tập trung, liên kết các hộ thành tổ hợp tác ở xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.
  • Trước đây, xã Mường Trai được coi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La (tỉnh Sơn La), bởi hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, sống rải rác, dân trí thấp, điều kiện phát triển kinh tế hạn chế… tỷ lệ hộ nghèo cao. Thế nhưng chỉ vài năm trở lại đây, số hộ nghèo đã giảm nhanh chóng nhờ có những bước đi sáng tạo, đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền địa phương, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đã tạo bước đột phá trong xóa đói, giảm nghèo.