Xã sông Nhạn

  • Các loại rau rừng được thương lái tại xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) “săn tìm”, thu mua hàng ngày rồi vận chuyển lên TP Biên Hòa để bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc bán cho các nhà hàng, quán ăn. Rau rừng mọc tự nhiên, chất lượng tốt nên nhiều người ở thành thị rất ưa thích.
  • Theo các hộ trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), hiện một số vườn sầu riêng đã bắt đầu cho thu hoạch sớm. Giá sầu riêng các giống Ri6, sầu riêng Thái niên vụ 2022 đều cao hơn so với giá bán sầu riêng niên vụ năm 2021.
  • Trước đây, rau càng cua như cái “của nợ” mọc hoang đầy vườn. Những năm gần đây, rau càng cua bỗng dưng mất hút, chỉ còn mọc trong những lô cao su mà thôi. Của hiếm nên đắt… Giờ thì rau càng cua đã trở thành loại rau đặc sản trong các nhà hàng. Bởi vậy, đến mùa là người ta đua nhau đi hái. Người già, trẻ con, công nhân cao su cũng tranh thủ thời gian rảnh đi hái rau càng cua để kiếm thêm thu nhập.
  • Tại xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) có khoảng 70% là người dân gốc Quảng Trị. Rời quê miền Trung khó khăn, họ vào đây sinh sống tập trung thành làng và hỗ trợ giúp đỡ làm ăn phát triển kinh tế gia đình, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Ðiều đáng quý là họ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao hiện nay.
  • Ban đầu, anh Lê Văn Lợi (41 tuổi), ấp 4, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) trồng giống tạo ngọt nhưng bán chật vật và "bị chê". Về sau theo gợi ý, anh Lợi trồng giống táo chua thì lại được ưa chuộng. Hiện, vườn táo chua của gia đình anh cứ cuối tuần lại đón nhiều đoàn khách tới thăm quan. Anh Lợi vừa bán được táo giá tốt mà lại thu được tiền vé kiểu du lịch sinh thái...