Xã Tả Phìn
-
Từ khi lập đông, Lào Cai liên tục đón những đợt không khí lạnh tăng cường. Khu vực vùng núi cao còn xuất hiện băng tuyết, sương muối. Để bảo toàn đàn gia súc, người dân đã chủ động nhiều phương án phòng, chống rét và hành trình đi tránh rét cho đàn gia súc đã và đang bắt đầu ở nhiều nơi.
-
Theo thống kê của xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), đến nay có trên 81% số hộ dân trong xã phát triển kinh tế từ trồng hoa địa lan, ước thu gần 50 tỷ đồng.
-
Chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chia (SN 1987) ở thôn Suối Thầu (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) – là một trong những người Mông đầu tiên trồng thành công loại địa lan Trần mộng. “Từ loài cây địa lan rừng này, tôi đã xây được nhà, mua được xe… cuộc sống đã bước sang một trang mới chú à”, A Chia cho biết.
-
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã mang đến “luồng gió mới” cho đời sống nông dân ở xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Tháng 6 năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở Tả Phìn đạt 23,86 triệu đồng/người/năm. Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, đến hết tháng 9 năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở đây đã đạt 31,93 triệu đồng/người/năm.
-
Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa ly Hà Lan trên ruộng bậc thang, lão nông Ngô Văn Sơn, đội 4, thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đút túi 1,2 tỷ mỗi năm.
-
Đang ăn nên làm ra với nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Thanh Hóa, nghe theo tiếng gọi từ bố, anh Lê Lệnh Thuận (1984) rời nơi “chôn rau cắt rốn” lên mảnh đất Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) trồng lan “giấc mộng vua Trần”. Mỗi năm, anh Thuận bỏ túi 400 triệu đồng từ loài hoa lan Trần Mộng này.
-
Nghĩ mình là "phận má hồng" mà cứ nay đây, mai đó thì không ổn, cô gái người Dao đỏ Lý Tả Mẩy, bản Tả Chải, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã quyết định bỏ nghề "sang chảnh", về quê tự gây dựng cơ sở lưu trú Homestay. Thành công bước đầu từ dịch vụ Homstay-nhà nghỉ cộng đồng đã giúp cô gái người Dao “bỏ túi” trên dưới 10 triệu đồng/tháng.