Xã Vĩnh Sơn
-
“Tàn nhưng không phế” mà còn năng động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng – Đó là nhận xét của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Sơn (Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) Vũ Văn Hoè khi hướng dẫn chúng tôi đi thăm thương binh Hà Văn Giảng nuôi rắn hổ mang xuất khẩu có thu nhập cao ở xã này.
-
Mặc dù bị vợ con ra sức phản đối nhưng anh nông dân Nguyễn Văn Chỉnh ở xóm Vinh Quang 2, xã Vinh Sơn, TP Sông Công (Thái Nguyên) vẫn nhất quyết mang giống cây ba kích tím lên đồi nhà để trồng với mong muốn làm giàu.
-
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía Tây Bắc, được tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng thành “Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch - dịch vụ” đầu tiên, đó là làng nghề rắn Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Mô hình nuôi cá leo thương phẩm của hộ gia đình anh Nguyễn Duy Tuấn, thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được đưa vào triển khai thử nghiệm từ cuối tháng 4/2019. Đây là mô hình nuôi cá leo thương phẩm đầu tiên trên địa bàn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ chuyển giao.
-
Bám sát xu hướng thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, mô hình nuôi chim cút đã mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình anh Hạ Văn Nam ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Từ nuôi hàng vạn con chim cút, mỗi năm gia đình anh Nam thu về hơn 2 tỷ đồng, tạo hướng làm giàu ở noongg thôn.
-
Đang lúc đói nghèo, cơm không đủ ăn nhưng nhờ thuần hóa được con rắn độc, người dân đổi đời. Như nhà ông Quảng, sau 2 năm nuôi rắn, ông ôm vàng ròng đi sắm “siêu xe”, mua chiếc tivi đen trắng cho cả làng tới xem.
-
"Thức ăn chính của rắn hổ mang là gà, vịt con thải loại. Nuôi rắn hổ mang tốn ít thức ăn, nhân công lao động vì từ 2- 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần. Tuy nhiên, rắn hổ mang là loại rắn cực độc, vì vậy, trong quá trình nuôi phải thật sự cẩn thận, nhất là vào mùa giao phối, rắn hổ mang thường rất dữ tợn và hay tấn công người”-ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc) cho biết.
-
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Chế biến rắn Thịnh Hưng (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Hiện, số lượng rắn nuôi của HTX đạt khoảng hơn 30.000 con rắn sinh sản, gấp hơn 60 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX cung ứng cho thị trường hơn 20.000 con rắn giống; hơn 300 bình rượu rắn; hơn 100 kg cao rắn, 5.000 chai rượu rắn; doanh thu đạt hơn 6 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2006”.
-
Anh Hạ Văn Trị, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) hiện đang nuôi khoảng gần 2.000 con rắn hổ mang phì và hàng nghìn quả trứng rắn chuẩn bị nở. Với việc nuôi đàn mãng xà cực độc phát ra tiếng kêu phì phì rợn người, mỗi năm gia đình anh Trị lãi hơn 1 tỷ đồng.
-
Người Vĩnh Sơn chỉ ưu tiên nuôi 3 loại rắn cực độc mà mới nghe tên đã "dựng tóc gáy, lạnh sống lưng” gồm hổ mang chúa, hổ mang phì và hổ mang trâu. Theo nghiên cứu, nọc độc của các loài rắn này đủ để giết chết một con voi.