Xác sinh vật chuyên hút máu khủng long còn nguyên vẹn qua 99 triệu năm

Đăng Nguyễn - National Geographic Thứ tư, ngày 13/12/2017 19:55 PM (GMT+7)
Sinh vật chuyên hút máu khủng long 99 triệu năm trước chết cứng trong hổ phách với cơ thể còn nguyên vẹn, có thể nhìn rõ cả lông và răng.
Bình luận 0

Theo National Geographic, nghiên cứu mới của các nhà khoa học tập trung vào một con ve chưa trưởng thành bám vào sợi lông khủng long. Sinh vật hút máu được xác định chết cứng 99 năm trước bên trong nấm mồ bằng nhựa cây, nay đã hóa thành hổ phách.

Các nhà khoa học cho rằng, những loài khủng long có lông hoàn toàn có thể chứa ký sinh trùng giống như chim ngày nay. Những con ve tìm thấy trong hổ phách rất giống loài ve hiện đại, cho thấy chúng có thói quen ký sinh tương tự.

Con bọ bám trên sợi lông và đồng loại của nó được phát hiện bên trong các khối hổ phách Miến Điện bóng loáng có nguồn gốc từ Myanmar. Các nhà sưu tập tư nhân mua các khối hổ phách chú ý đến những vật thể nhỏ bên trong.

img

Khủng long bạo chúa thời tiền sử. Ảnh minh họa.

Họ chia sẻ thông tin với nhà cổ sinh vật học kiêm đồng tác giả nghiên cứu Ricardo Pérez-de la Fuente ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Oxford ở Anh.

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, nhóm nghiên cứu nhận ra vật thể ở một trong số các hổ phách là một con ve chưa trưởng thành mắc vào sợi lông khủng long. Kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Con ve đến từ loài Cornupalpatum burmanicum thuộc một nhóm phổ biến ngày nay là ve cứng, có cấu trúc giống chiếc khiên trên lưng để bảo vệ chúng khỏi bị vật chủ đè nát. Trong giai đoạn chưa trưởng thành, loài ve này rất tích cực hút máu vật chủ.

Khối hổ phách được xác định có niên đại vào giữa kỷ Phấn trắng, cách đây 99 triệu năm giúp các nhà khoa học loại trừ khả năng chiếc lông thuộc về một loài chim hiện đại.

img

Sinh vật hút máu còn nguyên vẹn trong nấm mồ hổ phách.

"Chúng tôi có thể quan sát những chi tiết nhỏ nhất như lông, thậm chí răng ở phần miệng của con ve, các cấu trúc đâm xuyên qua mô, cho phép con ve bám vào da vật chủ", chuyên gia Pérez-de la Fuente nói.

Hổ phách cũng giúp lưu lại một phần môi trường hệ sinh thái cổ đại, giúp các nhà khoa học xem xét tương tác giữa hai loài.

Phát hiện cũng hé lộ cách một số loại bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền giữa những loài khủng long có lông. Loài ve ngày nay là vật truyền bệnh phổ biến cho động vật có vú, chim và bò sát.

Có thể cách đây hàng triệu năm, ve cũng mang vi khuẩn gây bệnh qua lại giữa các vật chủ mà trong trường hợp này là khủng long.

Tìm thấy 215 trứng khủng long bay còn nguyên vẹn hoàn hảo

Các nhà khoa học gọi phát hiện này là “đáng kinh ngạc” vì độ hoàn hảo của mẫu hóa thạch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem