Tại tỉnh Phú Yên, những ngày qua, nhiều đợt sóng cao với cường độ mạnh đã khiến cho một số khu vực bờ biển bị xói lở, xâm thực sâu vào đất liền. Mặc dù chính quyền địa phương và người dân đã có những giải pháp để khắc phục nhưng nỗi lo triều cường và xâm thực bờ biển vẫn luôn hiện hữu.
Ngày 14.1, Ban quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Phú Yên cho biết: Kè biển chống triều cường tại thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng, sau một năm thi công.
Sau khi người dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, phản ứng việc hút cát gây sạt lở nghiêm trọng (báo NTNN đã phản ánh), UBND tỉnh Quảng Ngãi đã nghiêm cấm khai thác tận thu cát tại Cửa Đại.
Ngày 3.11, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa phê duyệt đầu tư 48,919 tỷ đồng cho dự án xây dựng công trình xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển khu vực xã Hải Dương (Hương Trà).
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và hiện tượng nước biển dâng, trong khoảng 4 năm gần đây, bờ biển thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thường xuyên bị biển xâm thực, đặc biệt khu vực bờ biển Quảng Cư.
(Dân Việt) - Bạn đọc Chu Thành Sơn ở xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, Bình Thuận phản ánh: Không ít hộ dân ở thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành bị mất đất, mất nhà do biển xâm thực.
Chiều 5.3, từng đợt sóng cao gió lớn liên tục dội mạnh vào khu vực thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết - Bình Thuận đã cuốn trôi hàng trăm mét khối đất đá, cây cối, làm sập và gây hư hỏng nặng nhà dân.
(Dân Việt) - Chùa Cầu nằm trong quần thể Khu di tích phố cổ Hội An (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là Di sản văn hoá thế giới. Song, hiện nay nguồn nước thải đang đe doạ, xâm thực chân chùa Cầu và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.