Thường xuyên đào tạo, tập huấn cán bộ
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng Chương trình nông thôn mới, ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ địa phương (Bộ KHCN), đại diện Bộ Tài chính cùng gần 200 đại biểu đến từ 60 tỉnh thành phố, 25 đơn vị chuyển giao từ các viện, trường đại học liên quan.
Giới thiệu công nghệ gieo hạt ngô bằng máy tại Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm. Ảnh: K.N.V
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thùy Linh- Vụ phó Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã hướng dẫn các đại biểu về công tác tài chính kế toán, quy định quan lý tài chính của chương trình; đồng thời giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách chi tiêu, sử dụng nguồn vốn cấp, vướng mắc trong lập dự toán, quy chế chi tiêu... để các đơn vị triển khai chương trình được thông suốt hiệu quả.
|
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thế Ích cho biết: Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt và giao Bộ KHCN thực hiện. Trước đó chương trình đã thực hiện qua 3 giai đoạn (từ 1998 đến nay), tuy nhiên do hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính, kinh nghiệm quyết toán dự án cũng như tổ chức thực hiện nên mới cơ bản hoàn thành kế hoạch. Đó chính là lý do mà trước khi triển khai các nhiệm vụ của chương trình giai đoạn mới, Bộ KHCN đã tổ chức hội thảo để tìm ra phướng hướng, bàn giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình.
Ông Ích cũng cho hay, để triền khai hiệu quả chương trình giai đoạn này, lãnh đạo Bộ KHCN đã chỉ đạo các vụ chức năng của Bộ và Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức hội đồng xét duyệt và giám sát quy trình thực hiện dự án. Trong quá trình phối hợp tổ chức thực hiện cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, các Sở KHCN địa phương, đơn vị chuyển giao công nghệ và đơn vị chủ trì dự án.
Có ít nhất 10 doanh nghiệp khoa học phục vụ miền núi
Ông Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng chương trình Nông thôn mới (Bộ KHCN) phát biểu khai mạc hội thảo.
Đây chính là mục tiêu khác biệt so với giai đoạn trước, vì đây chính là khâu then chốt trong chuỗi xây dựng mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp- nhà nông, nhằm tạo sinh kế cho vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; chuyển giao tiến bộ KHCN phải đi đôi với công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao năng lực ứng dụng KHCN cho người dân.
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Địa phương đã thông tin nội dung quy định quản lý Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016 – 2025; Thông tư 07/2016 của Bộ KHCN hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2018. Theo đó, mục tiêu của chương trình giai đoạn 2016-2020 là: Xây dựng ít nhất trên 1.500 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ có hiệu quả, ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, xây dựng ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng công nghệ cao, tạo sinh kế cho người dân; chuyển giao ít nhất 1.500 lượt công nghệ mới, phù hợp với vùng miền (trong đó ít nhất 20% là công nghệ cao). Chương trình cũng đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng 1.500 cán bộ quản lý, 2.500 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn trên 80.000 lượt nông dân để có trình độ kỹ thuật, quản lý áp dụng vào sản xuất.
Ông Liễu cũng nêu các giải pháp để thực hiện chương trình hiệu quả như: Ứng dụng chuyển giao các tiến bộ phù hợp cụ thể theo vùng; xây dựng mô hình phù hợp; đào tạo đội ngũ cán bộ; truyền thông phổ biến kiến thức khoa học...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.