Xây dựng nông thôn mới thành công, Hoài Đức “chạy đà” lên quận

Hải Đăng Thứ bảy, ngày 09/12/2017 06:30 AM (GMT+7)
Sau giai đoạn đầu (2010 - 2015) thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đến hết năm 2016 huyện Hoài Đức đã có 19/19 xã đạt chuẩn. Đặc biệt, ngày 28.11, huyện Hoài Đức đã long trọng tổ chức lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn NTM năm 2017.
Bình luận 0

Vượt khó vươn lên

Ông Nguyễn Quang Đức - Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, những năm trước, khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã chọn Yên Sở là xã điểm xây dựng NTM. Cùng với xã điểm, huyện triển khai đồng loạt đến 18 xã còn lại với phương châm "vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.

Theo ông Đức, trong quá trình xây dựng NTM, Hoài Đức cũng gặp không ít khó khăn như giá bất động sản liên tục biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu ngân sách của huyện; đa số người dân nông thôn vẫn còn khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp để tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập…

img

 Nghề trồng phật thủ đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Hoài Đức (Hà Nội).
 ảnh: Hải Đăng

Ông Đức cho biết thêm, để giải quyết những khó khăn trên, huyện đã đề ra nhiều kế hoạch, chương trình nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện NTM như tổ chức các cuộc thi “Xây dựng NTM, trách nhiệm của thanh niên”. “Nhà nông đua tài chung sức xây dựng NTM”… Thông qua đó đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về chủ trương, trách nhiệm xây dựng NTM cho cán bộ và nhân dân.

Đến hết năm 2016, 100% số xã trên địa bàn đã đạt chuẩn NTM. Toàn huyện có 45 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân được quan tâm. Cùng với đầu tư phát triển hạ tầng xã hội, năm 2017 kinh tế của huyện tiếp tục phát triển toàn diện. Tổng giá trị sản xuất thực hiện là 17.290 tỷ đồng, đạt 100,08% kế hoạch và tăng 10,38% so với năm 2016.

Sau khi triển khai xây dựng NTM, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 52/54 làng có nghề, 12 làng nghề được cấp bằng công nhận, 1.299 doanh nghiệp và trên 10.155 hộ sản xuất kinh doanh, hàng năm thu hút, giải quyết việc làm cho trên 44.000 lao động trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận...

“Do vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 45,2 triệu đồng (tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2016). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,52% (902 hộ), giảm 255 hộ so với năm 2016” - ông Đức chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo ông Đức, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội... được cán bộ, đảng viên và nhân dân trong các địa phương đồng tình hưởng ứng. Toàn huyện đã có 107/128 làng đạt danh hiệu văn hóa, trên 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

img

Người dân huyện Hoài Đức chăm sóc phật thủ để chuẩn bị bán dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Hải Đăng

Nỗ lực cải thiện môi trường

Dù đã về đích nhưng chúng tôi xác định sẽ tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện Chương trình xây dựng NTM theo hướng nâng cao các tiêu chí nhằm giữ vững danh hiệu huyện, xã đạt chuẩn NTM. Gắn định hướng xây dựng NTM với tiến trình đô thị hóa trên địa bàn". 
Ông Nguyễn Quang Đức.
 

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Đức cho hay: Huyện đang nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các làng nghề. Từ khi Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà (xã Dương Liễu) công suất 20.000m3/ngày đêm hoạt động, huyện đã cơ bản giải quyết nước thải của 3 xã làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai.

Theo ông Đức, thành phố  đang triển khai xây dựng thêm nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (8.000m3/ngày đêm). Để hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trên các tuyến kênh tiêu của huyện, thành phố chuẩn bị khởi công nhà máy xử lý nước thải Vân Canh (5.000m3/ngày đêm).

Cũng theo ông Đức, về vấn đề rác thải, huyện đã quy hoạch 50 điểm tập kết, trung chuyển rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn. Chỉ đạo đơn vị duy trì vận chuyển khoảng 145 tấn rác thải/ngày đến nơi tập kết chung của thành phố. Đến nay, không có hiện tượng rác thải tồn đọng qua ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Ông Đức cho hay: Cuối năm nay, huyện sẽ có 14/20 xã, thị trấn được cấp nước sạch, nâng tỷ lệ người dân được cấp nước sạch lên khoảng 70%. Huyện đã cùng 2 nhà đầu tư thực hiện dự án và theo kế hoạch, đến tháng 6.2018, 100% số xã trên địa bàn sẽ được sử dụng nước sạch…

“Việc Hoài Đức được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM đây thực sự là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hoài Đức. Nó cũng là tiền đề để huyện triển khai các bước tiếp theo thực hiện “Đề án đầu tư xây dựng Hoài Đức trở thành quận năm 2020”. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem