Các nhà khoa học cho biết xét nghiệm có thể xác định những ai phải đối mặt với nguy hiểm mười năm trước khi bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện. Điều đó giúp họ kịp thời có hành động phòng ngừa.
Phương pháp tầm soát ung thư vú hiện nay chỉ có hiệu quả trong 10% ca mắc. Ảnh: TL
Phát hiện của các nhà khoa học ở trường University College London (UCL) có liên quan đến phương tiện tầm soát ung thư vú đầu tiên giám sát được mức độ những hư hỏng về gen từ các môi trường như hút thuốc, ăn uống, uống rượu và những hoá chất chúng ta tiếp cận trong cuộc sống hàng ngày.
Các xét nghiệm hiện tại chỉ có hiệu quả đối với 10% các trường hợp. Nhưng cho tới nay các nhà khoa học chưa có phương pháp tầm soát sớm đối với ung thư không di truyền vốn gây ra đến 90% ca mắc. Xét nghiệm mới có thể được sử dụng để sàng lọc sớm đối với các phụ nữ sau mãn kinh – những đối tượng mắc cao nhất.
Các nhà nghiên cứu trường UCL giờ đây đã xác định một “chữ ký” hoặc “tag” trên DNA các tế bào máu, một phương pháp đáng tin cậy trong dự báo những phụ nữ có thể phát triển căn bệnh.
Xét nghiệm máu mà họ đang phát triển đánh giá được các yếu tố môi trường ảnh hưởng các gen của cơ thể tới đâu.
GS Martin Widschwendter, tác giả đứng đầu công trình nghiên cứu, nói: “Ứng dụng nhắm chủ yếu đến các phụ nữ sau mãn kinh. Chúng tôi làm xét nghiệm máu mỗi năm năm và sau đó xác định một rủi ro chuyên biệt đối với từng cá thể phụ nữ. Tuỳ vào mức rủi ro chúng tôi có thể “may đo” chế độ phòng ngừa. Chẳng hạn, với một số phụ nữ, điều đó có nghĩa là một sự thay đối trong lối sống, với một số phụ nữ khác có thể là tầm soát tích cực hơn. Đối với những người có nguy cơ cao nhất có thể sử dụng hoá trị hoặc những cách phòng ngừa khác”.
GS Widschwendter tin rằng xét nghiệm có thể đưa vào sử dụng lâm sàng vào năm 2020.
Nghiên cứu của UCL được đăng trên tạp chí Genome Medicine.
Khởi Thức (Thế giới Tiếp thị)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.