Xót xa cảnh rừng keo bị lâm tặc "thảm sát"

Thứ hai, ngày 13/09/2010 06:26 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của địa phương, lâm tặc đã và đang "tàn sát" khu rừng keo thuộc Dự án 327 ở Diên Trường, Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Bình luận 0

Đốn hạ từ lớn đến nhỏ

Chúng tôi đến khu rừng bị "thảm sát" mỗi bước đi mỗi xót xa. Men theo đường mòn vào rừng la liệt những đống gỗ lớn nhỏ đã được cưa sẵn có chiều dài từ 2 - 3m với đường kính từ 10 - 30cm. Có những thớt gỗ đường kính trên 40cm nằm lẫn với nhiều mảnh gỗ bìa, chứng tỏ gỗ được xẻ ngay tại nơi đây. 

img
Những cây gỗ bị triệt hạ trong rừng Diên Trường

Vô số cây keo lớn bị đốn hạ chưa cưa xẻ để đưa ra khỏi rừng. Trong đó, nhiều thân cây vẫn còn đang ứa nhựa. Nhiều gốc keo bị đốn hạ có chu vi một vòng tay người ôm. Riêng những cây nhỏ hơn, tuy chưa bị đốn hạ nhưng cũng bị dập gãy thật thảm hại. Chúng tôi bắt gặp nhiều người đang vác gỗ keo đi về hướng đống gỗ phía trước.

Chắc chắn việc phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trữ lượng nước và sức tưới của hồ trong thời gian tới. Ngoài ra còn có nguy cơ hàng trăm người dân ở thôn Diên Trường phải đối diện với tình trạng lũ quét, lở núi mỗi khi đến mùa mưa bão.

Theo người dân địa phương, tình trạng chặt phá rừng keo thuộc Dự án 327 xảy ra đã lâu. Thời gian đầu còn nhỏ lẻ với số lượng cây bị đốn hạ không đáng kể, nhưng từ sau cơn bão số 9 - 2009, lợi dụng một số cây keo bị ngã đổ, nhiều người đã ngang nhiên chặt phá bất chấp ngăn cản của cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, nhiều người đem cả cưa máy công suất lớn để xẻ gỗ ngay tại chỗ rồi dùng xe tự chế chuyển ra khỏi rừng. Phương thức của họ là dùng cưa máy hoặc rìu để đốn hạ rồi bỏ khô. Tiếp đến là dùng cưa máy có công suất lớn để xẻ ra gỗ thành phẩm rồi mới vận chuyển đi tiêu thụ. Họ không triệt phá hàng loạt mà chỉ đốn hạ dần từ những cây lớn rồi đến cây nhỏ. Ở ngoài nhìn vào cứ nghĩ là còn rừng nhưng vào bên trong mới thấy rừng "rỗng ruột".

Cơ quan chức năng bất lực

Ông Võ Đông Dân - Chủ tịch UBND xã Phổ Khánh cho biết: Toàn xã có khoảng 180ha rừng thuộc Dự án 327, do Hội Cựu chiến binh xã đứng ra bảo vệ (theo hợp đồng với huyện). Do lực lượng bảo vệ mỏng, kinh phí phập phù nên Hội Cựu chiến binh xã không thể đảm đương nhiệm vụ.

UBND xã nhiều lần đề nghị huyện tiến hành khai thác để tránh lãng phí nguồn tài nguyên của nhà nước nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. Xã cũng đôi lần tổ chức ngăn chặn, đã phát hiện và lập biên bản tạm giữ hơn 1m3 gỗ keo thành phẩm và lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật. Dù vậy lâm tặc vẫn không ngán. Xã không "rỗi hơi" mà đi giữ hoài trong rừng. Và cánh rừng trên trở thành... vô chủ.

Một số người dân địa phương còn chờ cho lâm tặc triệt hạ gỗ cho trống đất rồi đem keo vào trồng biến rừng thành vườn nhà mình.

Những cánh rừng mỗi ngày mỗi xác xơ. Nguy hại hơn, đây là khu vực hồ chứa nước Diên Trường, nơi cung cấp nước tưới cho hàng trăm ha lúa của bà con nông dân trong xã. Chắc chắn việc phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trữ lượng nước và sức tưới của hồ trong thời gian tới. Ngoài ra còn có nguy cơ hàng trăm người dân ở thôn Diên Trường phải đối diện với tình trạng lũ quét, lở núi mỗi khi đến mùa mưa bão.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem