Đối với các hộ chăn nuôi lợn, khi phát hiện lợn ở trại của mình có các dấu hiệu của bệnh như sốt cao, bỏ ăn hoặc ăn ít, mắt có dử, vùng da mỏng xuất huyết lấm chấm như muỗi đốt... phải thực hiện việc khai báo và xử lý ổ dịch đầu tiên bằng cách báo ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương; cách ly lợn nghi mắc bệnh sang khu vực khác; thực hiện vệ sinh và khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi; không bán tháo lợn bệnh hoặc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra khỏi khu vực chăn nuôi khi chưa có kết luận của Chi cục Thú y thành phố...
Dưới đây là các biện pháp chống dịch đối với các địa phương. Cụ thể: Ở các địa phương lần đầu tiên có dịch tả lợn xuất hiện phải thành lập chốt kiểm dịch ra và vào vùng dịch theo quy định; đối với lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn giết mổ bằng cách luộc chín thân thịt, nội tạng phải tiêu hủy; cấm vận chuyển lợn mắc bệnh, sản phẩm chưa qua chế biến có nguồn gốc từ lợn; đặt biển báo nơi có dịch và hạn chế người không liên quan ra vào vùng dịch; kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch...
Đối với các địa phương đã từng có dịch tả lợn lưu hành, địa phương có dịch tả lợn lây lan ra diện rộng. Trên những đàn lợn chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học thì tiến hành giết mổ toàn đàn. Sau giết mổ thực hiện vệ sinh, tẩy uế tiêu độc khử trùng noi có lợn mắc bệnh, nơi giết mổ.
Đối với những cơ sở chăn nuôi có quy mô tập trung, theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn mới mắc bệnh, lợn mới chết, lợn có triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn giết mổ bắt buộc đối với những lợn nuôi cùng ô chuồng với lợn bệnh...
Cách xử lý đối với các đàn lợn có mắc bệnh, chết: Ở diện hẹp thì tiêu hủy ngay số lợn mới mắc bệnh; trường hợp dịch ở diện rộng, tiêu hủy lợn bị mắc bệnh nặng. Lợn mắc bệnh nhẹ có trọng lượng dưới 20kg chôn hoặc đốt. Trước khi chôn làm lợn chết bằng điện hoặc cho vào bao tải, buộc chặt miệng bao, tập trung một chỗ để phun thuốc sát trùng. Hố chôn nằm ngay trong vùng dịch, cách nhà dân, giếng nước, nguồn nước sinh hoạt... Còn đối với lợn trên 20kg thịt có thể sử dụng sau khi luộc chín còn phủ tạng và các sản phẩm khác phải tiêu hủy. Riêng đối với các đàn chưa có bệnh và vùng chưa có dịch áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu chăn nuôi; tăng cường chăm sóc nâng cao sức đề kháng cho lợn; phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc kỹ trước khi rời khỏi cơ sở chăn nuôi và từ lò giết mổ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.