Xuất khẩu cá tra sang trung quốc

  • Xuất khẩu cá tra tiếp tục “đổi hướng”, tập trung mạnh vào các thị trường Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN. Riêng Trung Quốc, giá cá tra xuất khẩu qua biên mậu cao hơn so với giá xuất khẩu chính ngạch khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
  • Giá cá tra bắt đầu chao đảo khi thương lái Trung Quốc chia cắt thị trường bằng cách chen ngang mua loại cá nặng từ 500 – 750g/con (xẻ bướm còn xương) với giá 25.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân thu lời “khủng” vì tiết kiệm được thời gian nuôi, chi phí thức ăn, nhưng đa số bà con đều không dám mạnh tay đầu tư.
  • Lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh nhưng có sự chênh lệch giá khá lớn giữa các doanh nghiệp chính ngạch và tiểu ngạch. Điều này khiến các doanh nghiệp lo ngại việc cạnh tranh không lành mạnh làm xao trộn thị trường.
  • Ngành thuỷ sản vừa làm lễ xuất khẩu lô hàng thuỷ sản đầu tiên năm 2018 với kỳ vọng mang về 8,5 tỷ USD so với con số kỷ lục hơn 8,3 tỷ của năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay xuất khẩu thuỷ sản khó có thể lạc quan do các hàng rào kỹ thuật từ bên ngoài ngày càng khắt khe và tính cạnh tranh nguồn nguyên liệu trong nước đang yếu dần…
  • Tuần đầu tháng 11, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng mạnh, nông dân nhiều nơi lãi khá khi thu hoạch. Hoạt động xuất khẩu cá tra phục vụ các đơn hàng dịp lễ, tết cuối năm cũng đang rất sôi động.
  • Với giá bán dao động ở mức 24.000đ - 29.000đồng/kg (tùy chất lượng và kích cỡ cá) tăng từ 500 - 800đ/kg, người nuôi cá có lợi nhuận 1,5 đến 1,7 triệu đồng/tấn.
  • Đúng như dự báo được đưa ra trước đó, Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong quí 1.2017, xét về lượng và kim ngạch xuất khẩu, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
  • Hiện giá cá tra nguyên liệu tăng cao, nông dân ồ ạt mở rộng diện tích dẫn tới những nguy cơ cung vượt cầu tạo điều kiện để thương lái "tung chiêu" dừng mua, ép giá khiến cả nông dân và doanh nghiệp đều lao đao.