Ý đồ Kim Jong-un khi phóng tên lửa bay xa nhất qua Nhật

Đăng Nguyễn - Sky News Thứ sáu, ngày 15/09/2017 19:40 PM (GMT+7)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phản ứng lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc bằng vụ phóng tên lửa bay qua Nhật Bản xa nhất từ trước đến nay.
Bình luận 0

img

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo Sky News, các nguồn tin tình báo và ảnh vệ tinh Mỹ trước đây đã đề cập đến khả năng Triều Tiên sắp phóng thêm tên lửa và thử bom hạt nhân.

Triều Tiên đã không phô trương sức mạnh quân sự vào ngày 9.9, trong dịp kỷ niệm quốc khánh. Nhưng chỉ 4 ngày sau lệnh trừng phạt lần thứ 9 của Liên Hợp Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh phóng tên lửa đạn đạo tầm trung.

Giới phân tích nhận định, vụ phóng tên lửa vào sáng sớm ngày 15.9 mang theo nhiều thông điệp và cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại.

Kim Jong-un có thể ra lệnh phóng tên lửa nhằm đáp trả lệnh trừng phạt nặng nhất của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.

Qua vụ phóng tên lửa, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng khẳng định sự kiên quyết trên con đường phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Kể từ năm 2017, Triều Tiên đã 21 lần phóng tên lửa, mỗi lần như vậy lại thể hiện bước tiến mới trong công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tên lửa Hwasong-14 bay xa 3.700km, đạt tầm cao 770km trong 19 phút là đủ để hủy diệt căn cứ Mỹ đảo Guam, nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Theo giới phân tích, đó cũng có thể là thông điệp răn đe mạnh nhất mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi đến Mỹ.

Bên cạnh đó, vụ phóng tên lửa gây chấn động Hàn Quốc và Nhật Bản cũng một lần nữa làm suy yếu liên minh, gây chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực.

img

Triều Tiên đã khẳng định năng lực tấn công đảo Guam sau vụ phóng tên lửa ngày 15.9.

Triều Tiên phóng tên lửa khá bất ngờ, khiến cho Nhật Bản không kịp phòng vệ. Điều này có thể khiến cho Seoul và Tokyo phải theo đuổi những giải pháp khác để tự bảo vệ mình, bao gồm cả việc sở hữu vũ khí hạt nhân, thay vì phụ thuộc vào Mỹ.

Cuối cùng, vụ phóng tên lửa là lời khẳng định lập trường không từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên bằng bất kỳ giá nào. Năng lực răn đe Mỹ trực tiếp là quân bài chiến lược mà ông Kim Jong-un luôn nắm trong tay.

Đây chính là điểm khác biệt giữa Libya và Iraq dưới thời nhà độc tài Muammar Gaddafi và Saddam Hussein.

Theo Sky News, tin tốt là Kim Jong-un sẽ không muốn phải dùng đến vũ khí hạt nhân, trừ khi bị Mỹ và các đồng minh  tấn công.

Ở thời điểm hiện tại, không ai có thể biết rõ mục đích của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng điều chắc chắn là bất chấp lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục phóng thêm tên lửa và thử hạt nhân trong tương lai.

Bất ngờ: Kim Jong-un đưa kinh tế Triều Tiên phát triển ngoạn mục

Nền kinh tế Triều Tiên đang ngày càng phát triển, nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân, khiến mọi nỗ lực cấm vận...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem