10 đại chiến thần chết oan nghiệt trong lịch sử Trung Quốc

Thứ năm, ngày 06/09/2018 12:34 PM (GMT+7)
Những người được gọi là đại chiến thần là những người võ nghệ cao cường, thông thuộc binh pháp, hơn nữa chiến công hiển hách, nhưng kết thúc không tốt đẹp.
Bình luận 0

img

Những người được gọi là đại chiến thần là những người võ nghệ cao cường, thông thuộc binh pháp, hơn nữa chiến công hiển hách. Nhưng đằng sau ánh hào quang, họ lại không có được những kết thúc tốt đẹp, hơn nữa lại chết một cách không thể ngờ, trở thành niềm nuối tiếc thiên cổ! Bài viết này chỉ nhắc đến những nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Lý Mục thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lý Mục là tướng quân có chiến công lớn trong trận chiến giữa nước Triệu và nước Tần, Liêm Pha, Triệu Xa không thể so sánh với ông. Chiến công hiển hách của Lý Mục là những chiến tích đối với quân Hung Nô, trước đây Triệu Quốc vẫn luôn bị Hung Nô uy hiếp. Triệu Quốc nhiều lần bại trận trước Hung Nô, sau này Triệu Vương phái Lý Mục đem quân bảo vệ biên giới phía Bắc. Lý Mục áp dụng và phát huy tích cực tri thức trong binh pháp Tôn Tử, trước tiên thua liền năm trận, bỏ lại rất nhiều những thứ hậu cần trâu, dê, dùng thủ đoạn làm suy yếu quân địch, dẫn dụ chủ lực của Hung Nô từ thảo nguyên là sở trường của chúng đến thành trì vốn là sở trường của người Hán để quyết chiến. Tiếp sau đó dùng lửa tấn công, buổi đêm tập kích đại doanh trại Hung Nô, giết chết những kỵ sỹ Hung Nô tung hoành trên lưng ngựa khi đang say giấc, đồng thời bao vây lối ra của doanh trại Hung Nô, dùng hàng trăm mũi tên giết chết những tên Hung Nô tháo chạy. Trận chiến này dường như đã hủy diệt hoàn toàn chủ lực quân Hung Nô, phải mất vài năm mới khôi phục được. Tiếc là sau này khi vua mới kế vị, nước Tần vì muốn tiêu diệt nước Triệu đưa ra kế phản gián, Triệu Vương trúng kế, sai người bắt và giết chết Lý Mục. Một vị danh tướng chết một cách đáng tiếc.

img

Hạng Vũ, tự là Vũ, người Hạ Tương. Hạng Vũ là con nhà võ tướng, tổ tiên là đại tướng nước Sở Hạng Yến, ông cao hơn tám thước, tài giỏi hơn người. Khi còn nhỏ, học hành không nghiêm túc, khi thúc phụ Hạng Lương trách móc ông, ông nói “Thư Túc Dĩ Ký Danh Minh Nhi Dĩ, Kiếm Nhất Nhân Địch, Bất Túc Học. Học Vạn Nhân Địch”. Ba trận đánh Cự Lộc, Bành Thành, Cai Hạ thể hiện khả năng của ông. Hai trận chiến trước thể hiện rõ thiên tài quân sự và sự anh hùng cái thế của Hạng Vũ, còn trận Cái Hạ thì tạo nên Tây Sở Bá Vương bị thương nghìn năm. Sau trận chiến Bành Thành, Hạng Vũ đã nắm quyền chủ động trong chiến tranh Hán Sở, đồng thời bắt cả nhà Lưu Bang, nhưng về sau, Hạng Vũ lại thiếu đi chiến lược và đầu óc chính trị, một mình hẹn Lưu Bang quyết chiến thiên hạ, rồi lại thả Thái Công Lã Hậu, hòa nghị với Lưu Bang, phân chia ranh giới. Hạng Vũ giữ đúng hẹn ước rút về phía Đông. Lưu Bang nghe lời khuyên của Trương Lương, Trần Bình vượt qua ranh giới, truy đổi Hạng Vũ ở Dương Hạ, đồng thời mời Hàn Tín, Bành Việt cùng 40 vạn đại quân quyết chiến với 10 vạn quân Sở ở Cai Hạ, Hạng Vũ bị mai phục, bị bao vây ở Cai Hạ, cuối cùng phải tự vẫn.

img

Hàn Tín là nhà quân sự thời kỳ Hán Sơ, là người Hoài Âm. Từ nhỏ đã thuộc lòng binh thư, nuôi chí An Bang Định Quốc. Vì gia cảnh nghèo khó, thường ăn không no mặc không ấm, từng bị bọn lưu manh bắt nạt, chịu nhục chui qua háng. Sau khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng, Hàn Tín đầu quân cho Hạng Lương, đi theo Sở Bá Vương Hạng Vũ, nhưng không được Hạng Vũ trọng dụng. Sau này đi theo Hán Vương Lưu Bang. Lúc ban đầu, Lưu Bang xem thường Hàn Tín với dung mạo bình thường, từng chịu nhục chui qua háng người khác, nhưng được sự tiến cử của Thừa Tướng Tiêu Hà, mới được phong là Đại Tướng. Hàn Tín nhậm chức chưa bao lâu, Hàn Tín chiếm được Quan Trung, khiến Lưu Bang buộc phải “Định Tam Tần”. Năm sau đó, Hàn Tín vượt qua Hàm Cốc Quan, bao vây Bành Thành của nước Sở. Mùa xuân năm 202 trước công nguyên, hai bên Hán Sở quyết chiến tại Cai Hạ, Hàn Tín một mình dẫn quân, bao vây Hạng Vũ, cuối cùng đánh bại quân Sở, Lưu Bang giành được thắng lợi cuối cùng. Nhưng Lưu Bang vẫn hoài nghi Hàn Tín. Năm 196 trước công nguyên, Lã Hậu dụ Hàn Tín vào trung thất của Trường Lạc Cung, giết theo tội mưu phản. Một danh tướng mà phải chết oan ức như vậy thật đáng tiếc.

img

Trương Phi (năm 168 công nguyên - năm 221 công nguyên), tự Ích Đức, người Trác Quận. Trương Phi là người dũng mãnh, từng dẫn hai mươi kỵ binh đẩy lui quân Tào ở Trường Phản. Tài năng thư pháp của ông rất tuyệt vời, thường vẽ mỹ nhân, hiện nay vẫn còn lưu giữ bức thư pháp và tranh của ông. Trương Phi rất lịch sự với những người có học vấn, khi Lưu Ba đầu hàng, Trương Phi liền đến nhà hỏi thăm, nhưng Lưu Ba không nói với ông một câu nào, dù Trương Phi tức giận, nhưng không oán hận một câu. Trương Phi cũng rất quý trọng anh hùng, khi bắt được Nghiêm Nhan, Nghiêm Nhan thà chết không phục, Trương Phi rất phục người như vậy, liền thu phục Nghiêm Nhan. Nhưng Trương Phi nóng tính, rất nghiêm khắc với binh sỹ. Lưu Bị thường khuyên Trương Phi. “Khanh hình sát khí quá sai, hựu nhật tiên that kiện nhân, nhi lệnh tại tả hữu, thử thủ họa chi đạo dã.” Nhưng Trương Phi không nghe. Quả nhiên Trương Phi chết dưới tay của thuộc hạ, đầu thân mỗi thứ một nơi.

img

Lý Nguyên Bá thời kỳ Tùy Đường có khuôn mặt gầy gò, tướng mạo như người ốm, nhưng vô cùng khỏe mạnh. Ông là hảo hán số một Đại Tùy, sau này được phong là Tây Phủ Triệu Vương. Nhưng có sách nói Lý Nguyên Bá khi giao chiến không cưỡi ngựa. Với dáng bộ vô ưu đặt rìu trên vai, ánh mắt không che giấu nổi sự hồn nhiên. Có ba cách nói về nguyên nhân cái chết của Lý Nguyên Bá: thứ nhất cầm rìu mắng trời, bị sét đánh chết, thứ hai muốn dùng rìu đánh ông trời, không may rìu rơi vào người nên bị chết, thứ ba là chết ở sa trường, bị một trong chín cửu lão Khai Tùy Ngư Câu La dùng đao, giết chết. Sau khi Lý Nguyên Bá học nghệ xuất sư, sư phụ của ông từng nói với ông “sau này không được giết người sử dụng thương mạ vàng”, kết quả ông đã giết chết Vũ Văn Thành Đô có dùng thương mạ vàng. Ngư Câu La trong “Hưng Đường Truyện” là sư phụ của Vũ Văn Thành Đô, giết Lý Nguyên Bá trả thù cho đồ đệ.

img

Tần Quỳnh, tự là Thúc Bảo, người Tề Châu Lịch Thành. Cha của Tần Quỳnh từng là Vương Lục Sự Tham Quân thời Bắc Tề. Trong những năm nhà Tùy xây dựng đại nghiệp, Tần Quỳnh đi theo tướng nhà Tùy Lai Hộ Nhi, vì ông có chí hướng cao xa và dũng mạnh kiên cường, nên được coi trọng. Cuối thời kỳ nhà Đường thiên hạ hỗn loạn, nghĩa quân khởi nghĩa, Tần Quỳnh đi theo tướng nhà Tùy Tề Quận Quận Thừa Trương Tu Đà, giao chiến với thủ lĩnh nghĩa quân Lư Minh Nguyệt tại Hạ Bi. Tần Quỳnh và La Sĩ Tín dựa vào trí dũng của mình, dẫn hàng nghìn người tập kích quân doanh đối phương, bảo vệ rất nhiều người và ngựa an toàn tháo lui. Vì thế sự dũng mãnh và trí tuệ của Tần Quỳnh rất nhanh nổi tiếng toàn quân. Sau khi Trương Tu Đà chết, Tần Quỳnh dẫn tàn quân đi theo Bùi Nhân Cơ, sau này cùng Bùi Nhân Cơ đầu hàng thủ lĩnh nghĩa quân Lý Mật. Sau này Lý Mật thất bại, Tần Quỳnh được tướng nhà Tùy Vương Thế Xung thu nạp, vì bất mãn với sự gian xảo của Vương Thế Xung, liền cùng Trình Giảo Kim rời bỏ Vương Thế Xung đầu hàng Lý Uyên và đi theo Tần Vương Lý Thế Dân, sau đó trấn áp nghĩa quân Vương Thế Xung, Đậu Kiến Đức, Lưu Hắc Đát, cống hiến nhiều công sức vì sự thành lập của nhà Đường, được Tần Vương Lý Thế Dân tin dùng. Khi nội bộ nhà Đường lục đục, trong sự kiện “Huyền Võ Môn Chi Biến”, ông kiên quyết đứng về phía Lý Thế Dân, cùng giết chết thái tử Kiến Thành và Tề Vương Nguyên Cát, dọn đường cho Lý Thế Dân lên ngôi vua. Sau này, Tần Quỳnh mắc phải nhiều bệnh tật. Đến năm thứ mười hai Trinh Quan (năm 638) ông qua đời vì bệnh tật.

img

Tiết Nhân Quý, người Long Môn, là người từ nhỏ đã chịu đói khổ, ôn văn luyện võ, có sức khỏe, rất giỏi cưỡi ngựa bắn tên. Năm cuối Đường Trinh Quan, viễn chinh Cao Ly, lập nên kỳ công, Lý Thế Dân từng nói “Bất Hỉ Đắc Liêu Đông, Hỉ Đắc Hổ Tướng”. Khi Cao Tông tại vị, Tiết Nhân Quý nhiều lần đánh bại Cao Ly, Khiết Đan. Sau này vì thất bại trước người Thổ Phiên và khi tại nhiệm vi phạm pháp luật nên nhiều lần bị miễn chức, cuối cùng vẫn được triều đình trọng dụng. Tiết Nhân Quý tác chiến dũng mãnh, đồng thời giỏi dùng kỵ binh, nhiều lần đánh bại các tộc người phương Bắc, từng đảm nhiệm chức An Đông Đô Hộ quản lý Triều Tiên, tài năng lí chính rất giỏi, nhưng vì giết chóc quá nhiều, dung túng thuộc hạ, so với những nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa thì võ công ngang bằng nhưng nhân phẩm thì không bằng. Nhưng kết cục của ông trong Tam Quốc diễn nghĩa thật oan nghiệt, bị trúng mũi tên lạc của con trai mà chết, khiến con trai ông ta bị mang tiếng suốt đời.

img

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận bằng “Hoàng Bào Gia Thân” từ cảnh mẹ góa con côi thời hậu Chu mà đoạt lấy chính quyền, tạo dựng nên Bắc Tống. Bắc Tống đương thời chỉ là một trong những thế lực tương đối mạnh tại Trung Quốc, nhưng thiên tài Triệu Khuông Dân hùng tài đại lược đã tiến hành cải cách hàng loạt về chính trị kinh tế, tăng cường tập quyền trung ương. Trải qua sự phát triển trong một vài năm ngắn ngủi, Bắc Tống yên bình, kinh tế phồn thịnh, và gánh vác trách nhiệm lịch sử thống nhất Hoa Hạ. Từ năm Càn Đức thứ ba, dưới sự chỉ đạo của Triệu Khuông Dận, Bắc Tống tiến hành liên tiếp những cuộc chiến tranh có quy mô lớn. Hậu Thục, Nam Hán, Nam Đường lần lượt bị thu phục. Năm 976 Công nguyên, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận không thể thu phục Bắc Hán, cái chết của ông đã một lần nữa làm tiêu tan nguyện vọng thống nhất của dân tộc Hoa Hạ.

img

Cao Sủng, Dương Tái Hưng, Tào Ninh: ba người này có thể xếp ngang hàng, vì trong Tam Quốc Diễn Diễn số lần xuất hiện của họ rất ít , nhưng đều là những Hổ Tướng có một không hai, nhưng lại không có kết thúc tốt đẹp. Cao Sủng điều khiển liên tiếp mười một hoạt xa, đến chiếc thứ mười hai vì ngựa chiến quá mệt mỏi, khiến xe bị lật, bị đè chết. Dương Tái Hưng sa lầy ở Tiểu Thương Hà, kiệt sức mà chết. Người chết oan uổng nhất Tào Ninh, chỉ vì giết chết người cha bán nước cầu vinh, bị Nhạc Phi chặn không cho ra ngoài , không còn đường chạy thoát đành tự vẫn.

img

Viên Sùng Hoán, thần pháo Đại Minh. Có ông, dã tâm của triều Thanh trở thành hoang tưởng, Nỗ Nhĩ Ha Xích, Hoàng Thái Cực, Phụng Viên đều thất bại. Ba nghìn quân chống lại mười vạn đại quân hùng mạnh, Viên Sùng Hoán vẫn giữ vững được giang sơn, khiến quân địch thất bại! Viên Sùng Hoán trấn giữ biên cường mười năm, nắm trong tay nền quốc phòng của triều Minh, nhưng lại trúng kế phản gián của Hoàng Thái Cực, chết trong tay Sùng Trinh đa nghi. Viên Sùng Hoán người anh hùng vì đất nước cống hiến nhiều công sức , lại chết vì những lời đơm đặt.

Bảo Khanh (theo Sohu) (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem