10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất

Hoài Phương Chủ nhật, ngày 06/08/2023 09:05 AM (GMT+7)
Ngay cả những tập đoàn tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ - từ Apple, đến Microsoft, từ Google đến Samsung - đều gặp phải những thất bại nặng nề nhất.
Bình luận 0

Đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, việc ra mắt một sản phẩm vẫn đòi hỏi nhiều quy trình khó khăn. Theo Joan Schneider và Julie Hall, đồng tác giả của một cuốn sách kinh doanh có tên "The New Launch Plan" (Kế hoạch ra mắt mới), một sản phẩm tiêu dùng mới ra mắt được coi là rất thành công khi doanh thu năm đầu tiên đạt 50 triệu USD. Tuy nhiên, số sản phẩm được coi là "rất thành công" này lại không vượt quá 3%.

Ngay cả những tập đoàn tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh - từ Apple, đến Microsoft, từ Google đến Samsung - đều gặp phải những thất bại nặng nề nhất.

Dưới đây là 10 trong số những thất bại đó và bài học có thể rút ra.

1. Xe Ford Edsel - 1957

Chiếc Ford Edsel được cho là đã sai lầm từ cái tên khi nó vần với từ pretzel, một loại bánh vòng. Ngay cả cái tên "Edsel" cũng đồng nghĩa với "thất bại trong tiếp thị". Lưới tản nhiệt ở giữa được ví như bệ ngồi của bồn cầu. Tuy Ford đã đầu tư hàng trăm triệu USD, nhưng chiếc xe hơi vẫn ế ẩm trên thị trường.

Được ra mắt vào năm 1957, nhưng chỉ đến năm 1960, chiếc Ford Edsel đã bị xóa sổ khỏi thị trường.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 1.

Ảnh: Ford

 2. Sony Betamax - 1975

Tháng 5/1975, định dạng băng từ cho video ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 5/1975 và được bán lần đầu tiên tại Mỹ 6 tháng sau đó. Tuy nhiên, Sony lại cho ra mắt Betamax cùng thời điểm với định dạng VHS của JVC. Do đó, cuộc chiến gay gắt giữa 2 công ty đã nổ ra.

Mặc dù Betamax vượt trội về mặt kỹ thuật, nhưng VHS đã chiến thắng do đầu phát rẻ hơn và có thể thu đến 120 phút phim, trong khi Betamax chỉ có 60 phút.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 2.

Betamax của Sony. Ảnh: Getty

 3. Apple Newton - 1993

Apple Newton được xem là chiếc PDA hoàn thiện đầu tiên, máy ra đời năm 1993 và đặt nền móng cho Palm, Pocket PC sau này. Tuy nhiên, Newton lại được xem là một ví dụ về quá khứ tồi tệ của Apple trước khi công ty trở thành công ty đạt mức vốn hóa số 1 thế giới.

Theo Forbes, Newton thất bại vì những lý do như giá khởi điểm lên tới 700 USD với kích cỡ cao 8 inch và rộng 4,5 inch, tính năng được quảng cáo nhiều nhất là nhận diện chữ viết tay lại không hoạt động và bị chế giễu trên các phương tiện truyền thông.

Cho đến năm 1996, Apple cải tiến chiếc PDA lên Newton OS 2.0 nhưng đã quá muộn để cứu vãn doanh số.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 3.

Apple Newton. Ảnh: Science & Society Picture Library

4. Phần mềm Microsoft Bob - 1995

Microsoft Bob là một sản phẩm phần mềm của Microsoft nhằm cung cấp giao diện thân thiện hơn cho các hệ điều hành Windows 3.1x, Windows 95 và Windows NT. Dự án từng được quản lý bởi bà Melinda, vợ hiện tại của Bill Gates. Tuy nhiên, Microsoft đã khai tử phần mềm chỉ sau một năm ra mắt.

Lý do là gì?

"Thật không may, phần mềm đòi hỏi hiệu suất cao hơn so với đáp ứng của phần cứng máy tính điển hình thời điểm đó, và thị trường cũng không đủ lớn", Bill Gates sau này lý giải. "Bob đã chết".

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 4.

 5. Máy chơi game cầm tay Virtual Boy của Nintendo - 1995

Virtual Boy là máy chơi trò chơi điện tử cầm tay 32 bit được phát triển và sản xuất bởi Nintendo. Đây là một cú hích đầy tham vọng vào một công nghệ mới đang phát triển - thực tế ảo (VR). Nintendo hứa hẹn chỉ cần mua Virtual Boy, người dùng sẽ cuốn vào môi trường kỹ thuật số của VR.

Tuy nhiên, Virtual Boy không giống như những gì Nintendo hứa hẹn. Virtual Boy chỉ có màn hình đỏ đen đơn sắc với đồ họa độ phân giải thấp và lối chơi phù hợp hơn với bảng điều khiển trò chơi tiêu chuẩn. Sản phẩm cuối cùng bán được dưới 1 triệu chiếc — đây là sự thất bại về phần cứng lớn nhất trong lịch sử của Nintendo.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 5.

Máy chơi game Virtual Boy được thiết kế giống như chiếc kính VR ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Retro Gamer Magazine

6. HP Touchpad - 2011

HP đã từ bỏ TouchPad và hệ điều hành di động WebOS chỉ sau một tháng rưỡi có mặt trên thị trường. Chiếc máy tính bảng này không phải là đối thủ của iPad, chỉ bán được 25.000 chiếc trên Best Buy trong 49 ngày lên kệ.

Tuy nhiên, TouchPad không quá tệ. Các cạnh của sản phẩm còn thô ráp, nhưng HP hoàn toàn có thể cải thiện trong vài tháng. So với iPad, TouchPad không có gì nổi bật. Nó không khác gì những máy tính bảng thông thường trên thị trường. 

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 6.

TouchPad của HP. Ảnh: AP

7. Máy nghe nhạc Zune của Microsoft - 2011

Năm 2006, Microsoft tung ra dòng máy nghe nhạc Zune, tương tự như iPod.

Tuy nhiên, Zune dường như được phát triển để thất bại vì nó không cung cấp nhiều tính năng vượt trội so với các tính năng hiện có của iPod. Ưu điểm duy nhất của Zune dường như là tính năng chia sẻ bài hát. Hơn nữa, Apple thời điểm đó chiếm gần 80% thị trường khi ra mắt. Dường như Zune chưa bao giờ thực sự chiếm được nhiều hơn một mảnh nhỏ của thị trường.

Năm năm sau, Microsoft thông báo khai tử Zune.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 7.

Máy nghe nhạc Zune. Ảnh: AP

8. Kính thông minh Google Glass - 2015

Google không mấy khi thất bại, nhưng chiếc kính Google Glass đã thất bại. Sau khi được tung ra thị trường cho người dùng trải nghiệm, chiếc kính thực tế tăng cường Google Glass bắt đầu nhận về những lo ngại về vấn đề riêng tư. Người dùng cũng bắt đầu phàn nàn về mức giá, chức năng và thiết kế kỳ cục của nó.

Do đó, Google đã thông báo vào tháng 1/2015 rằng công ty sẽ ngừng sản xuất Google Glass và đánh giá lại cách tiếp cận của mình.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 8.

Người dùng đeo kính Google Glass. Ảnh: AP

9. Điện thoại Samsung Galaxy Note 7 - 2016

Ngày 19/8/2016, Samsung chính thức mở bán Galaxy Note 7 tại 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau đó không lâu, nhiều người báo cáo sự cố cháy nổ của chiếc điện thoại. Thậm chí, nó được cho là nguyên nhân trong một vụ cháy xe hơi. Galaxy Note 7 đã bị cấm hoàn toàn trên các chuyến bay và Samsung phải thu hồi toàn bộ dây chuyền. 

Tuy nhiên, dòng Note của hãng vẫn tồn tại - phiên bản mới nhất là Samsung Galaxy Note 8.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 9.

Điện thoại Samsung Galaxy Note 7 sau sự cố cháy nổ. Ảnh: Baidu

10. Bộ sạc không dây AirPower - 2019

Apple có tham vọng lớn là tung ra một tấm sạc không dây có thể sạc đồng thời iPhone, Apple Watch và hộp sạc không dây AirPods ở bất kỳ vị trí nào mà nó đặt lên. Công ty đã công bố sản phẩm này vào năm 2017 cùng với iPhoneX với kế hoạch ra mắt vào năm sau.

Tuy nhiên, tấm sạc này chưa bao giờ thực sự được Apple phát hành, một phần là do các vấn đề về quản lý nhiệt.

Bên trong của AirPower có tới 14 cuộn dây sạc không dây chồng lên nhau, được thiết kế để toàn bộ bề mặt của tấm lót là một “điểm phát sóng” nhằm cung cấp điện. Thật không may, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều nhiệt hơn. Chính sự phức tạp của cuộn dây đã không đáp ứng các tiêu chuẩn cao mà Apple yêu cầu.

10 sản phẩm thất bại của các tập đoàn công nghệ lớn nhất - Ảnh 10.

Các thiết bị Apple đang sạc trên tấm sạc không dây AirPower. Ảnh: Apple

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem