Trận Didgori
Đài tưởng niệm trận chiến Didgori.
Ngày 12/8/1121 sau Công nguyên, cuộc chiến nổ ra khi đế chế Seljuq xâm lăng vương quốc Georgia. Những kẻ xâm lược mang 400.000 – 600.000 quân trong khi quân đội vương quốc Georgia chỉ khoảng 55.000 người. Nhằm đánh lừa đối phương, một đội kỵ binh 200 người vờ đầu hàng quân địch và xin gặp lãnh đạo quân Seljuq. Ngay sau khi tiếp cận, nhóm người này lập tức trở mặt, lao vào giết hại thủ lĩnh đối phương. Mất tướng khiến quân Seljuq gánh tổn thất lên tới 300.000 người.
Trận chiến núi Badger
Mô phỏng trận chiến núi Badger.
Trong năm 1210, Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ tấn công vương triều nhà Kim của Trung Quốc sau khi vua Weishaowang ra lệnh xử tử sứ thần Mông Cổ. Để chống lại đội quân của Thành Cát Tư Hãn, vua nhà Kim đưa 500.000 quân tới núi Badger cố thủ. Quân Mông Cổ bao vây khu vực và tấn công. Giao tranh đẫm máu khiến phần lớn quân nhà Kim thiệt mạng. Trận chiến núi Badger làm đội quân hùng mạnh của nhà Kim giảm một nửa.
Trận Trường Bình
Trận chiến Trường Bình giữa quân Tần và quân nhà Triệu ở Trung Quốc.
Đây là trận chiến giữa quân nhà Tần và quân nhà Triệu của Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng sai quân tới xâm chiếm nước Triệu trong năm 260 trước Công nguyên. Trong lần tấn công đầu tiên, quân Tần tiêu diệt 400.000 lính Triệu. Sau đó, quân Triệu phục kích quân Tần, giết khoảng 250.000 binh sĩ. Tuy nhiên, quân Tần vẫn đủ mạnh để bao vây đối thủ trong 46 ngày, khiến họ phải đầu hàng. Quân Tần giành chiến thắng nhưng thương vong của cuộc chiến lên tới 650.000 người.
Cuộc vây hãm Jerusalem
Cuộc vây hãm Jerusalem giữa Đế chế La Mã và người Do Thái.
Cuộc chiến tranh giữa Đế chế La Mã và người Do Thái diễn ra lần đầu tiên trong năm 70 sau Công nguyên ở Jerusalem. Với 70.000 quân, đế chế La Mã dễ dàng thắng áp đảo quân đội đối phương. Sau khi chiếm đóng vùng đất này, những kẻ xâm lược giết tất cả những người mà chúng nghi là phần tử chống đối. Số binh sĩ tử trận khoảng 40.000 người nhưng cuộc chiến ở Jerusalem cướp 1.100.000 sinh mạng, chủ yếu là thường dân.
Cuộc bao vây Baghdad
Năm 1258 sau Công nguyên, quân đội Thành Cát Tư Hãn tới bao vây Baghdad. Chỉ huy quân đội Mông Cổ Genghis Khan yêu cầu binh sĩ Baghdad đầu hàng. Do quân số chỉ có 50.000 người, bằng 1/3 quân Mông Cổ nên thành Baghdad buông vũ khí. Quyết định sai lầm này mở đầu cuộc thảm sát đẫm máu trong thành phố.
Cuộc thảm sát Baghdad làm hơn một triệu người thiệt mạng.
Sau khi chiếm thành, quân Mông Cổ hành quyết 50.000 binh sĩ đầu hàng và giết hại khoảng 1.000.000 thường dân trong thành phố. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng, số người thiệt mạng lên tới 2.000.000 thường dân. Các nhà sử học không thể xác định chính xác số người thiệt mạng trong cuộc vây hãm Baghdad nhưng số người thiệt mạng tối thiểu cũng vượt qua những trận chiến đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh thô sơ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.